Sản lượng dầu của Mỹ gồm khí lỏng tự nhiên (NGL) và hydrocarbon khác sẽ tăng lên 19,6 triệu thùng/ngày vào năm 2024 từ 15,5 triệu thùng/ngày vào năm ngoái. Tổng xuất khẩu dầu thô sẽ gấp đôi, dẫn tới cạnh tranh lớn hơn đặc biệt tại thị trường Châu Á.
Sản lượng dầu thô tại Mỹ sẽ tăng gần 2,8 triệu thùng/ngày lên 13,7 triệu thùng/ngày trong năm 2024 từ chỉ dưới 11 triệu thùng/ngày trong năm 2018.
Triển vọng này chỉ ra áp lực với nhu cầu dầu thô của tổ chức OPEC khi Mỹ và các đối thủ khác mở rộng nguồn cung. Tuy nhiên, IEA chưa thấy đỉnh cao về nhu cầu toàn cầu.
IEA, một cơ quan tư vấn cho Mỹ và các quốc gia công nghiệp khác cho biết trong triển vọng 5 năm “Mỹ đang ngày càng dẫn đầu việc mở rộng nguồn cung dầu toàn cầu, với tăng trưởng đáng kể cũng được thấy giữa các nhà sản xuất khác ngoài OPEC, gồm Brazil, Na Uy và nhà sản xuất mới Guyana”.
Sự bùng nổ sản lượng dầu của Mỹ do dầu đá phiến đã đối ngược với những nỗ lực hạn chế nguồn cung của OPEC và các đối tác dẫn đầu là Nga để hỗ trợ giá.
Xuất khẩu dầu thô của Mỹ sẽ vượt xuất khẩu từ Nga và gần bắt kịp Saudi Arabia vào năm 2024, đa dạng hóa nguồn cung toàn cầu.
Ông Fatih Birol, giám đốc điều hành của IEA cho biết trong một hội nghị thượng đỉnh công nghiệp tại Houston “Mỹ nổi lên như một nhà xuất khẩu dầu đáng kể”. “Làn sóng thứ hai của tăng trưởng sản lượng đá phiến đang diễn ra”.
Tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu có thể dịu đi do Trung Quốc chững lại, nhưng vẫn tăng với tốc độ trung bình hàng năm 1,2 triệu thùng/ngày tới năm 2024 khi đạt 106,4 triệu thùng/ngày.
Mặc dù vậy, IEA không mong đợi các động thái như lựa chọn ô tô điện nhiều hơn để hạn chế tăng trưởng nhu cầu toàn cầu. Goldman Sachs cho biết nhu cầu dầu có thể đạt đỉnh vào năm 2024 theo một số trường hợp.
IEA cho biết “IEA tiếp tục chưa thấy nhu cầu dầu đạt đỉnh, do hóa dầu và nhiên liệu bay vẫn là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng, đặc biệt tại Mỹ và Châu Á, nhiều hơn bù cho sự suy giảm xăng do gia tăng tính hiệu quả và sử dụng xe ô tô điện”.
Nhu cầu đối với dầu thô của OPEC sẽ tăng nhưng do tăng trưởng từ Mỹ và các nhà sản xuất khác ngoài OPEC, Saudi Arabia và các đồng minh của họ sẽ có thể phải duy trì những nỗ lực hạn chế nguồn cung.
Việc quản lý thị trường của các nhà sản xuất có thể vẫn cần thiết trong một khoảng thời gian dựa vào triển vọng về lời kêu gọi đối với dầu thô OPEC.
IEA dự báo nhu cầu đối với dầu thô OPEC sẽ giảm trong năm 2020 và sau đó tăng lên trung bình 31,3 triệu thùng/ngày trong năm 2023. Nhu cầu năm 2023 tăng chỉ 600.000 thùng/ngày so với năm nay và ít hơn so với dự báo trước đó.
IEA cho biết Iraq sẽ củng cố vị thế của mình là nhà sản xuất hàng đầu, trở thành nguồn cung cấp mới lớn thứ 3 thế giới và dẫn dắt tăng trưởng trong khối OPEC.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet