Nhu cầu khí toàn cầu dự kiến giảm 4% hay 150 tỷ mét khối (bcm) xuống 3.850 bcm trong năm nay - gấp đôi quy mô sụt giảm sau cuộc khủng tài chính toàn cầu năm 2008.
Các thị trường khí lớn toàn cầu đã bị giảm giá xuống mức thấp kỷ lục do phong tỏa và sản lượng công nghiệp sụt giảm bởi đại dịch Covid-19 đã khiến nhu cầu giảm.
Ngành dầu và khí đốt đang cắt giảm chi tiêu và trì hoãn các quyết định đầu tư. Mặc dù sự phục hồi trong nhu cầu dự kiến trong năm 2021, IEA không mong đợi nhanh chóng trở lại mức trước khủng hoảng.
Đối với cả năm, nhiều thị trường khắp Châu Âu, Bắc Mỹ và Châu Á dự báo nhu cầu giảm mạnh nhất, chiếm 75% tổng sự sụt giảm trong năm 2020.
Fatih Birol, giám đốc điều hành IEA dự kiến “nhu cầu khí toàn cầu dự kiến dần phục hồi trong 2 năm tới, nhưng điều đó không có nghĩa là nhanh chóng trở lại kinh doanh như bình thường”. Ông bổ sung thêm “khủng hoảng Covid-19 sẽ có ảnh hưởng kéo dài tới sự phát triển thị trường trong tương lai, làm giảm tốc độ tăng trưởng và gia tăng tình trạng không rõ ràng”.
IAE dự báo nhu cầu giảm 75 bcm một năm trong năm 2025 - tương đương khối lượng mức tăng nhu cầu toàn cầu trong năm 2019.
Sau năm 2021, hầu hết sự gia tăng nhu cầu sẽ ở Châu Á, dẫn đầu là Trung Quốc và Ấn Độ nơi có chính sách hỗ trợ mạnh.
Khí tự nhiên hóa lỏng dự kiến vẫn là động lực chính của tăng trưởng thương mại khí gas toàn cầu, nhưng đối mặt với nguy cơ quá công suất kéo dài do công suất xuất khẩu mới tăng từ các quyết định đầu tư trong quá khứ vượt tăng trưởng nhu cầu dự kiến.