Chính quyền Trump đã đưa ra cùng một thông điệp cho các chính phủ khác và đã thực hiện một lời kêu gọi tương tự cho các ngân hàng nước ngoài và các công ty đang kinh doanh với Maduro.
Các cuộc đàm phán với Ấn Độ diễn ra trong bối cảnh Mỹ và các đồng minh trong khu vực của họ ủng hộ nhà lãnh đạo đối lập Juan Guaido, đe dọa áp thêm các lệnh trừng phạt để cắt đứt nguồn thu cho chính quyền của Maduro và buộc ông phải từ chức.
Washington coi Guaido là nhà lãnh đạo hợp pháp của Venezuela và đã áp đặt các lệnh trừng phạt với lĩnh vực dầu mỏ của quốc gia này và thông báo đóng băng tài sản và cấm thị thực nhắm tới các quan chức hàng đầu của chính phủ.
Thị trường Ấn Độ là quan trọng đối với nền kinh tế của Venezuela vì trong lịch sử thường là khách hàng thanh toán dầu thô bằng tiền mặt lớn thứ hai của quốc gia này, sau Mỹ (quốc gia thông qua các lệnh trừng phạt chống lại Maduro đã trao quyền kiểm soát phần lớn doanh thu cho Guaido). Washington muốn Ấn Độ cũng làm như vậy.
Xuất khẩu dầu sang Trung Quốc, nhà nhập khẩu dầu lớn khác của Venezuela không mang lại tiền mặt vì họ đã thanh toán cho hàng tỷ USD trong một khoản vay của Bắc Kinh cho Caracas. Các cuộc đàm phán về Venezuela diễn ra trong bối cảnh căng thẳng thương mại ngày càng tăng giữa Washington và New Dilhi, và khi Mỹ cũng thúc đẩy Ấn Độ ngừng mua dầu của Iran.
Mỹ đang lên kế hoạch kết thúc ưu đãi thương mại cho Ấn Độ mà cho phép mua miễn thuế tới 5,6 tỷ USD hàng xuất khẩu của họ sang Mỹ.
Các lệnh trừng phạt của Mỹ thường cấm các công ty Mỹ kinh doanh với chính phủ hoặc công ty nước ngoài cụ thể.
Bất kỳ động thái nào của Mỹ ngăn cản mua dầu thô của Venezuela sẽ là một phần của chiến lược được gọi là “các biện pháp trừng phạt thứ cấp” trong đó Washington áp dụng các hình phạt với các công ty không có trụ sở tại Mỹ.
Chiến lược đó và thậm chí mối đe dọa sử dụng nó, là rất quan trọng trong chiến dịch áp lực của Washington tới việc cắt đứt doanh thu cho Iran, cuối cùng đã buộc Tehrran đàm phán một thỏa thuận với 6 cường quốc thế giới trong năm 2015.
Nhưng điều đó đã bị chỉ trích bởi một số chính phủ nước ngoài rằng Mỹ không thể buộc các quyết định chính sách của họ với các công ty tại quốc gia khác.
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton trong tuần qua lưu ý các ngân hàng rằng họ có nguy cơ bị các lệnh trừng phạt của Mỹ vì che dấu tài sản của Venezuela.
Một quan chức Ấn Độ cho biết vấn đề này sẽ được bàn luận ngày 12/3/2019 trong các cuộc tham vấn ngoại giao Mỹ - Ấn Độ tại Washington, bổ sung rằng Ấn Độ “rất nhận thức về lập trường của Mỹ” với Venezuela.
Không có dấu hiệu Maduro mở các cuộc đàm phán để kết thúc bế tắc chính trị với Guaido, nhấn mạnh bất cứ cuộc đàm phán nào sẽ cần đạt được sự đồng tình của người dân Venezuela.
Nguồn: VITIC/Reuters

Nguồn: Vinanet