Hy Lạp trước đó cho biết đã không nhận được yêu cầu nào từ Adrian Darya 1, con tàu ở trung tâm của tranh chấp giữa Iran và Mỹ, để cập bến một trong số các cảng của nước này, do Washington cảnh báo Hy Lạp về việc giúp tàu này.
Tàu Adrian Darya 1, trước đó gọi là Grace 1 đã rời Gibraltar trong ngày chủ nhật 18/8/2019, chở hơn 2 triệu thùng dầu. Dữ liệu hàng hải cho thấy tàu đang hướng đến cảng Kalamata ở Hy Lạp, trên bờ biển phía nam của Peloponnese và dự kiến đến vào thứ hai tới.
“Chúng tôi đã nói rõ rằng bất cứ ai chạm đến, hỗ trợ hay cho phép tàu neo đậu sẽ có nguy cơ chịu các lệnh cấm vận của Mỹ. Nếu tàu lại hướng đến Syria, chúng tôi sẽ dùng mọi hành động có thể với các lệnh cấm vận để ngăn chặn”, Ngoại trưởng Pompeo phát biểu với báo giới tại Liên Hiệp Quốc.
Ông cho rằng số tiền thu được từ bán dầu sẽ được sử dụng cho Lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran, vốn bị Mỹ xem là tổ chức khủng bố.
Phát ngôn viên của Bộ Vận chuyển Hy Lạp cho biết “tàu này đang lái ở tốc độ thấp và chưa có thông báo chính thức rằng nó sẽ tới Kalamata. Bộ buôn bán đường biển đang giám sát vấn đề này cùng với Bộ Ngoại giao Hy Lạp”.
Tàu này, hiện mang cờ Iran, được thả từ Gibraltar sau 5 tuần bị bắt giữ về việc liệu nó đang mang dầu của Iran sang Syria vi phạm các lệnh trừng phạt của Liên minh Châu Âu hay không. Ngay khi lệnh giam giữ được dỡ bỏ, một tòa án liên bang Mỹ yêu cầu bắt giữ tàu với lý do khác nhưng yêu cầu đó bị Gibraltar từ chối.
Tehran cho biết bất cứ động thái nào của Mỹ bắt tàu này một lần nữa sẽ có hậu quả nặng nề. Mỹ cũng đã truyền đạt vị thế mạnh mẽ của mình với chính phủ Hy Lạp về tàu chở dầu.
Liên minh Châu Âu trong đó Hy Lạp là một thành viên đã cấm bán dầu cho Syria và Mỹ đã có lệnh trừng phạt về bán dầu của Iran.
Số phận của Adrian Darya 1 cũng có thể ảnh hưởng đến một tàu chở dầu mang cờ Anh bị Iran chiếm giữ ở eo biển Hormuz trong hai tuần sau khi các chỉ huy của Hải quân Hoàng gia Anh chiếm giữ tàu gọi là Grace 1.
Việc xử lý tàu Adrian Darya 1 sẽ là một phép thử chính sách ngoại giao cho Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mítotakis, một người bảo thủ thân phương Tây được bầu trong tháng 7/2019.
Không rõ con tàu có thể đi về đâu nếu Hy Lạp từ chối cho phép cập cảng.
Đảo Síp, xa hơn về phía đông, có kinh nghiệm cay đắng khi chiếm giữ các sản phẩm của Iran chuyển cho Syria. Bom đạn họ tịch thu đã phát nổ vào năm 2011, gây ra thảm họa thời bình tồi tệ nhất của hòn đảo này.
Nguồn: VITIC/Reuters