Tổ chức OPEC và một số thành viên bên ngoài OPEC gồm cả Nga được gọi là OPEC+, đã hạn chế nguồn cung kể từ tháng 1/2019 để hỗ trợ giá.
Trước đó, Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia, Khalid al-Falih cho biết Nga là nhà xuất khẩu dầu duy nhất vẫn chưa quyết định về sự cần thiết phải gia hạn thỏa thuận hạn chế sản lượng (sẽ hết hạn trogn tháng này) đến cuối năm nay.
Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov cho biết giá dầu có thể giảm xuống mức thấp khoảng 30 USD/thùng nếu OPEC và các đồng minh không kéo dài việc hạn chế sản lượng.
Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak ngồi cạnh ông al-Falih trả lời trong một cuộc họp báo “một viễn cảnh như vậy là đáng lo ngại, điều này không được ngoại trừ. Tất nhiên, phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng thị trường trong nửa cuối năm nay, trong quý 3, cân bằng cung cầu”. Ông cũng trích dẫn cuộc chiến tranh thương mại và các lệnh trừng phạt là các yếu tố ảnh hưởng. “Thực vậy có nguy cơ lớn về sản xuất quá nhiều. Nhưng tổng thể ... chúng tôi cần phân tích sâu hơn và nhìn vào các sự kiện sẽ phát triển như thế nào trong tháng 6/2019 để thực hiện một quyết định cân bằng tại cuộc họp chung OPEC+ trong tháng 7/2019”.
Ông Falih cho biết cả Nga và Saudi Arabia, cũng như tổ chức OPEC+ đang làm việc để thực hiện các biện pháp phòng ngừa tránh giá dầu sụt giảm mạnh.
Trong cuộc phỏng vấn của hãng thông tấn TASS, ông Falih cho biết không có thỏa thuận với Nga về có kéo dài việc hạn chế sản lượng hay không tại cuộc họp chính sách tại Vienna trong vài tuần tới.
Tuần trước Tổng thống Vladimir Putin cho biết Nga và OPEC đã không đồng ý về mức giá dầu hợp lý, nhưng họ sẽ thực hiện một quyết định chung tại cuộc họp chính sách.
Igor Sechin, giám đốc điều hành công ty Rosneft, đã cảnh báo chống lại việc gia hạn cắt giảm sản lượng, cho rằng điều đó đưa ra mối đe dọa chiến lược với Moscow khi họ có thể cho phép Mỹ chiếm thị phần của Nga.
Ông Falih cho biết trong cuộc phỏng vấn, ông có thể có cơ hội khác trong tháng này đề bàn luận về thỏa thuận sản lượng với Novak tại cuộc họp G20 tại Nhật Bản trước khi họp với OPEC.
Nguồn: VITIC/Reuters