Đó không phải một giả thiết không hợp lý, do nhà nhập khẩu lớn nhất thế giới này đã mua 8,4 triệu thùng/ngày trong năm 2017, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước, theo số liệu của hải quan.
Nếu thêm 800.000 thùng/ngày thì lượng nhập khẩu của Trung Quốc trong năm 2017 chiếm khoảng một nửa tổng tăng trưởng nhu cầu toàn cầu. Tuy nhiên, có những dấu hiệu ngày càng tăng rằng nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc đang hướng tới trở thành một trò chơi có tổng bằng không (nghĩa là một người được lợi thì người kia sẽ bị thiệt hại tương đương), trong phạm vi nhập khẩu càng tăng thì càng được xuất khẩu dưới các nhiên liệu đã lọc.
Trong khi Trung Quốc không xuất khẩu thêm mỗi thùng dầu thô họ nhập khẩu do các sản phẩm đã lọc, họ đang gia tăng việc bán nhiên liệu ở nước ngoài, vì thế có khả năng thay thế nhu cầu dầu thô tại các nhà máy lọc dầu, thành công trong việc giành thị phần.
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc CNPC cho biết trong triển vọng thường niên rằng Trung Quốc sẽ nhập khẩu 452 triệu tấn, tương đương 9 triệu thùng/ngày trong năm 2018, tăng 7,7% so với năm ngoái. Số liệu đó tăng khoảng 600.000 thùng/ngày so với năm 2017, mức tăng trưởng chậm hơn so với năm 2017, nhưng vẫn là đáng kể với nhu cầu dầu thô toàn cầu.
Tuy nhiên, CNPC cũng dự báo rằng xuất khẩu sản phẩm đã lọc của Trung Quốc sẽ tăng vọt trong năm 2018, với xuất khẩu ròng dầu diesel tăng 47% lên 23,8 triệu tấn, hay khoảng 509.000 thùng/ngày. Xuất khẩu ròng xăng được dự báo tăng 23% lên khoảng 12,8 triệu tấn hay 298.000 thùng/ngày.
Số liệu cả năm vẫn chưa được hải quan Trung Quốc công bố, nhưng 11 tháng đầu năm 2017, xuất khẩu diesel khoảng 342.000 thùng/ngày và xuất khẩu xăng khoảng 217.000 thùng/ngày.
Nếu dự báo của CNPC là chính xác, thì xuất khẩu diesel năm 2018 sẽ tăng khoảng 167.000 thùng/ngày và xuất khẩu xăng tăng khoảng 81.000 thùng/ngày.
Nghĩa là khoảng 230.000 thùng/ngày trong nhu cầu dầu thô tăng thêm của Trung Quốc năm 2018 sẽ được lọc và gửi trở lại thị trường sản phẩm toàn cầu.
Xuất khẩu nhiên liệu của Trung Quốc có thể tác động tới dầu thô
Nhiên liệu này có thể được hấp thụ nếu có đủ tăng trưởng nhu cầu đối với nhiên liệu đã lọc, nhưng nếu không đủ thì xuất khẩu sản phẩm đã lọc của Trung Quốc có thể làm thay đổi nhu cầu dầu thô tại các nước khác xuất khẩu nhiên liệu. Trong bối cảnh châu Á, điều đó nghĩa là Ấn Độ, Singapore, Nhật Bản và Hàn Quốc, tất cả trong số đó có nhà máy lọc dầu để xuất khẩu một phần, hay thậm chí xuất khẩu đáng kể sản phẩm của họ.
Có những dấu hiệu rằng xuất khẩu của Trung Quóc có một số tác động tới lợi nhuận lọc dầu trong khu vực này, với lợi nhuận mỗi thùng tại một nhà máy lọc dầu điển hình của Singapore giảm xuống 6,22 USD/thùng giảm từ mức đỉnh 9,07 USD gần đây hồi tháng 9 và cũng dưới mức 7,01 USD, trung bình 365 ngày.
Nếu các nhà máy lọc dầu khắp châu Á tiếp tục cảm thấy thiệt hại từ xuất khẩu của Trung Quốc ngày càng tăng và giá dầu cao, với dầu thô Brent tăng 5,5% so với cuối năm ngoái thì dự kiến sẽ thấy một phản ứng trong giá dầu thô.
Điều này có thể biểu hiện trong việc nới rộng mức trừ lùi với giá dầu chuẩn trong giá bán chính thức OSP của các nhà xuất khẩu chủ chốt như Saudi Arabia.
Giá đã ổn định sau 4 tháng tăng liên tiếp và sẽ không là một bất ngờ nếu giá bán chính thức OSP giảm đối với hàng giao tháng 3 khi Saudi Arabia công bố giá chi tiết đầu tháng tới.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet