Mức tuân thủ với cam kết hạn chế sản lượng của OPEC tăng lên 112% từ mức 92% trong tháng 10. Nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới Saudi Arabia đã bơm dưới mục tiêu của OPEC, như tất cả các thành viên khác ngoại trừ Ecuador Gabon và UAE.
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ OPEC đang giảm sản lượng khoảng 1,2 triệu thùng/ngày như một phần của thỏa thuận với Nga và các nhà sản xuất khác ngoài tổ chức này.
Dầu đang giao dịch gần mức cao hai năm được hỗ trợ bởi tồn kho đang giảm, nhu cầu mạnh và mức tuân thủ cao với lời hứa cắt giảm sản lượng. Tại cuộc họp ngày 30/11, các nhà sản xuất đã gia hạn thỏa thuận này đến hết năm 2018 như đã dự kiến.
Tamas Varga tại công ty môi giới dầu mỏ PVM cho biết “dựa vào quá khứ gần đây chúng tôi bắt đầu năm mới với sự lạc quan tương đối theo như sự tuân thủ liên quan”.
Sự sụt giảm lớn nhất trong tháng 11 đến từ Angola, nơi xuất khẩu giảm xuống mức thấp 13 tháng. Xuất khẩu của Angola bị hạn chế trong những tháng gần đây bởi việc bảo dưỡng mỏ.
Sụt giảm lớn thứ hai đến từ Iraq. Sản lượng và xuất khẩu tại miền bắc Iraq giảm trong giữa tháng 10 khi lực lượng Iraq tiếp quản lại quyền kiểm soát các mỏ dầu từ người Kurd, những người đã ở đó từ năm 2014 và tiếp tục sụt giảm trong tháng trước.
Tăng cường xuất khẩu từ miền nam Iraq, nơi là sản lượng dầu thô chủ chốt của nước này, đạt 3,5 triệu thùng/ngày trong tháng 11 không bù được hoàn toàn cho sự sụt giảm từ miền bắc.
Sự sụt giảm này nghĩa là Iraq, nước chậm trễ tuân thủ so với các thành viên OPEC như Saudi Arabia hồi đầu năm nay, đã có mức tuân thủ cao nhất, theo khảo sát của Reuters.
Việc sản xuất tại Venezuela, nơi ngành dầu mỏ thiếu kinh phí do tình trạng kinh tế trì trệ, tiếp tục sụt giảm dưới mục tiêu của OPEC. Cả xuất khẩu và hoạt động lọc dầu là giảm trong tháng 11.
Sản lượng của Algeria sụt giảm tháng thứ hai do việc bảo dưỡng theo kế hoạch. Nigeria và Libay, hai nhà sản xuất được miễn trừ khỏi cắt giảm sản lượng, mà sản lượng thêm của họ đã làm sản lượng của OPEC đạt mức cao năm 2017 vào tháng 7, cả hai nước đã bơm ít hơn trong tháng 11.
Sản lượng của Nigeria giảm 40.000 thùng/ngày. Dòng dầu thô lớn nhất của nước này Qua Iboe được kế hoạch xuất khẩu 5 lô trong tháng 11, khoảng một nửa mức độ thường thấy.
Sản lượng của Libya giảm 30.000 thùng/ngày do các cuộc biểu tình ảnh hưởng tới sản lượng tại mỏ Wintershall. Sản lượng của Libya vẫn biến động và trung bình dưới mức đầu năm nay.
OPEC đã đồng ý hạn chế sản lượng của Nigeria và Libya trong năm 2018 tại cuộc họp vào ngày 30/11. Saudi Arabia giảm sản lượng 30.000 thùng/ngày, tiếp tục giảm dưới mục tiêu của OPEC.
Năm ngoái OPEC đã thông báo mục tiêu sản lượng 32,5 triệu thùng/ngày. Mục tiêu này gồm cả Indonesia, nước đã rời khỏi OPEC và không gồm Ghi nê Xích đạo, nước mới nhất tham gia tổ chức này.
Theo khảo sát này, sản lượng trong tháng 11 đạt trung bình 32,35 triệu thùng/ngày, trên mục tiêu đã điều trỉnh loại bỏ Indonesia và không gồm Ghi nê Xích đạo.
Với cả Ghi nê Xích đạo, sản lượng của OPEC trong tháng 11 đạt tổng cộng 32,48 triệu thùng, giảm 300.000 thùng/ngày so với tháng 11 và thấp nhất kể từ mức 32,44 triệu thùng hồi tháng 5.
Khảo sát của Reuters dựa vào số liệu vận chuyển cung cấp bởi các nguồn bên ngoài, số liệu của Thomson Reuters, và thông tin được cung cấp bởi các công ty dầu mỏ, OPEC và công ty tư vấn.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet