Nga và tổ chức OPEC sẽ nhóm họp tại Vienna vào ngày 30/11 để bàn luận việc mở rộng hiệp ước cắt giảm sản lượng, có thể đến hết năm 2018.

Dự án Sakhalin-1, do ExxonMobil điều hành ngoài khơi đảo Sakhalin ở vùng Viễn Đông của Nga, hiện nay sản xuất khoảng 200.000 thùng/ngày.
Một nguồn tin cho biết “từ tháng 1, tổng sản lượng dầu mỏ từ Sakhalin-1 và một dòng nhỏ từ khối riêng của Rosneft sẽ khoảng 250.000 thùng/ngày”.
Một nguồn thứ hai cho biết sản lượng sẽ tăng thành 260.000 thùng/ngày trong quý 1/2018 từ khoảng 190.000 thùng/ngày trong năm 2017. Nguồn tin thứ ba cho biết sản lượng sẽ tăng đạt hơn 250.000 thùng/ngày. Không nguồn tin nào muốn công khai do sự nhạy cảm của vấn đề này.
Nguồn tin đầu tiên cho biết “Exxon đang xin phép để nâng sản lượng theo kế hoạch phát triển và hy vọng đạt được giấy phép cuối năm nay”.
Trong khi đó, liên doanh này đã lựa chọn để phần lớn sản xuất trong giai đoạn đầu và có thể cắt giảm sau đó nếu giấy phép không được cấp để giữ nguyên vẹn mức trung bình hàng năm.
Công ty ONGC Videsh của Ấn Độ hiện nay lần đầu tiên phát hành 3 hồ sơ thầu để bán dầu thô Sokol từ Sakhalin-1 trong một tháng.
OPEC, Nga và một số nhà sản xuất chủ chốt khác đã cắt giảm sản lượng kết hợp khoảng 1,8 triệu thùng/ngày kể từ tháng 1 để giảm tồn kho dư thừa và hỗ trợ giá dầu. Moscow cho biết họ sẵn sàng hỗ trợ một thỏa thuận gia hạn.
Nhưng Bộ trưởng Kinh tế cũng cho biết nền kinh tế của Nga đã bị thiệt hại bởi thỏa thuận này do đầu tư giảm.
Nền kinh tế phụ thuộc dầu mỏ của Nga tăng 1,8% trong quý 3, chậm lại từ mức 2,5% trong quý 2. Theo thỏa thuận hiện nay kết thúc vào tháng 3/2018, Nga đã đồng ý cắt giảm sản lượng 300.000 thùng/ngày từ mức tháng 10/2016.
Ehsan Ul-Haq, giám đốc về dầu mỏ và sản phẩm tại công ty Resource Economist cho biết “Nga có thể phải cắt giảm sản lượng từ các mỏ khác để bù cho sự gia tăng trong sản lượng từ Sakhalin-1. Đó là quan tâm của Nga với tuân thủ thỏa thuận để giữ giá dầu cao”.
ExxonMobil giữ 30% cổ phiếu tại Sakhalin-1, Sodeco của Nhật Bản giữ 30%, ONGC Videsh của Ấn Độ giữ 20% và phần còn lại của Rosneft.
Một trong những trở ngại cho việc mở rộng thỏa thuận của OPEC là sự bùng nổ sản lượng dầu đá phiến của Mỹ, tăng vọt 15% kể từ giữa năm 2016 đạt kỷ lục 9,66 triệu thùng/ngày.
Các nhà sản xuất của Mỹ đã tăng sản lượng do giá dầu tăng. Sản lượng của Mỹ tăng làm hỏng ảnh hưởng cắt giảm sản lượng và mất thị phần của các nhà sản xuất khác như Nga.
Sự phục hồi trong sản lượng từ Nigeria và Libya - các thành viên được miễn trừ khỏi thỏa thuận cắt giảm nguồn cung của OPEC do thiệt hại của bất ổn - cũng bổ sung các nguồn cung cấp và có thể buộc những người tham dự vào thỏa thuận hiện nay phải cắt giảm sâu hơn.
Một mục tiêu chính của thỏa thuận này là nâng giá dầu, đã đạt được. Dầu thô Brent sụt giảm từ trên 100 USD/thùng trong năm 2014 xuống khoảng 27 USD/thùng vào năm 2016, đã trở lại trên 60 USD/thùng.
Ông Haq cho biết “cho đến nay tuân thủ là rất mạnh khi giá dầu dưới 60 USD/thùng ... với giá tăng nhiều quốc gia ngừng suy nghĩ về hậu quả của giá dầu giảm và điều đó có nghĩa là mức tuân thủ thấp”.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet