Ông Falih cho biết khả năng gia hạn việc hạn chế sản lượng trong nửa cuối năm 2019 được sự đồng ý của OPEC và các thành viên ngoài OPEC là lựa chọn chính đã bàn luận tại cuộc họp hồi đồng bộ trưởng, nhưng mọi thứ có thể thay đổi trong tháng 6/2019.
Ông đã trả lời trong cuộc họp báo sau cuộc họp này “trong nửa cuối năm, ưu tiên của chúng tôi là duy trì quản lý sản xuất để giữ tồn trữ giảm dần, nhẹ nhàng nhưng chắc chắn giảm xuống mức bình thường”.
OPEC, Nga và các nhà sản xuất ngoài tổ chức này, được gọi là OPEC+ đã đồng ý giảm sản lượng 1,2 triệu thùng/ngày từ 1/1/2019 trong 6 tháng, một thỏa thuận được thiết kế để giảm dự trữ và hỗ trợ giá.
Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak trước đó cho biết việc nới lỏng cắt giảm đã được bàn luận và tình trạng nguồn cung sẽ rõ ràng hơn trong một tháng, bao gồm cả các quốc gia bị trừng phạt.
Hai nguồn tin cho biết Saudi Arabia, lãnh đạo của OPEC và Nga đang bàn luận 2 kịch bản chính của cuộc họp OPEC+ vào tháng 6/2019 và rằng cả hai kịch bản đều đề xuất nâng sản lượng trong nửa cuối năm.
Một kịch bản là loại bỏ việc tuân thủ quá mức với thỏa thuận sẽ khiến sản lượng tăng 0,8 triệu thùng/ngày, trong khi lựa chọn khác là giảm thỏa thuận cắt giảm xuống 0,9 triệu thùng/ngày.
Ông Falih đã trả lời phóng viên là thị trường rất mong manh với số liệu mâu thuẫn, do những lo ngại về gián đoạn nguồn cung trong khi dự trữ tăng, nhưng tình trạng nguồn cung thỏa mái được thấy trong những tuần và tháng tới.
Ông cho biết mức tuân thủ cao với thỏa thuận cắt giảm là không bền vững và việc tuân thủ quá mức của các nước có thể được đảo chiều trong tháng 6/2019.
Bộ trưởng cho biết nếu một quyết định gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng được đưa ra, Saudi Arabia sẽ vẫn trong mức hạn chế này. Ông cho biết sản lượng dầu của vương quốc này trong tháng 5 và tháng 6/2019 ở mức 9,8 triệu thùng/ngày.
Ông Falih cho biết “điều quan trọng là chúng tôi không đưa ra quyết định vội vàng - dựa vào số liệu mâu thuẫn, sự phức tạp liên quan và tình trạng đang phát triển”, mô tả triển vọng mờ mịt một phần do tranh chấp thương mại Mỹ - Trung. Ông nói sản lượng của Saudi Arabia trong tháng 7/2019 sẽ vẫn trong mục tiêu của OPEC.
Bộ trưởng Năng lượng UAE Suhail al-Mazrouei đã trả lời phỏng vấn rằng các nhà sản xuất có khả năng đáp ứng bất kỳ thiếu hụt nào của thị trường và việc nới lỏng cắt giảm nguồn cung không phải quyết định đúng đắn. Ông nói UAE không muốn thấy tồn kho tăng có thể dẫn tới giá sụt giảm.
Dự trữ dầu thô của Mỹ bất ngờ tăng trong tuần trước lên mức cao nhất kể từ tháng 9/2017, theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ.
Cân bằng mong manh
Saudi Arabia thấy hiện nay không cần tăng cường sản lượng một cách nhanh chóng (dầu ở quanh mức 70 USD/thùng) do lo sợ giá sụt giảm và tồn kho tăng. Mỹ, không phải thành viên OPEC+ nhưng là một đồng minh thân cận của Riyadh, muốn tổ chức này tăng sản lượng để giảm giá dầu.
Falih phải tìm cách cân bằng giữa việc giữ thị trường dầu được cung cấp tốt với giá dầu đủ cao cho nhu cầu ngân sách của Riyadh, trong khi hài lòng khi Nga vẫn trong hiệp ước OPEC+, và đáp ứng mối lo ngại của Mỹ và phần còn lại của OPEC+.
Xuất khẩu dầu của Iran có thể giảm tiếp trong tháng 5/2019 và xuất khẩu của Venezuela có thể giảm trong những tuần tới do các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Ông Falih cho biết nhu cầu dầu tại Châu Á có thể phục hồi trong khi nhu cầu tại Mỹ đối với dầu thô của Saudi Arabia giảm đi. Ông nói rằng không ai biết Iran đang sản xuất và xuất khẩu những gì, bổ sung rằng ông tin tưởng rất nhiều dầu của Iran không được ghi nhận.
Ô nhiễm dầu đã buộc Nga dừng xuất khẩu qua đường ống Druzhba - một đường dẫn dầu thô quan trọng sang Tây Âu và Đức - trong tháng 4/2019, khiến các nhà máy lọc dầu tranh giành nguồn cung. Ông Novak cho biết Nga sẽ khôi phục sản lượng trong tháng 5/2019 và dầu đã ô nhiễm không ảnh hưởng tới dự báo sản lượng hàng năm của họ.
Tỷ trọng cắt giảm sản lượng của OPEC là 800.000 thùng/ngày, nhưng lượng giảm thực tế lớn hơn nhiều do mất mát sản lượng tại Iran và Venezuela. Cả hai được miễn trừ khỏi thỏa thuận giảm sản lượng.
Giá dầu tăng cuối tuần qua do lo ngại về gián đoạn trong xuất khẩu của Trung Đông do căng thẳng chính trị giữa Mỹ và Iran.
Nguồn: VITIC/Reuters