Tuy nhiên, vẫn chưa có nhất trí về liệu có tổ chức cuộc họp chính sách sản lượng của OPEC+ trong ngày 4/6 không, với trở ngại chính là làm thế nào để đối phó với các quốc gia không thực hiện cắt giảm sâu sản lượng theo hiệp ước hiện tại.
OPEC+ đã đồng ý cắt giảm sản lượng kỷ lục 9,7 triệu thùng/ngày hay khoảng 10% sản lượng toàn cầu trong tháng 5 và tháng 6 để hỗ trợ giá giảm bởi nhu cầu yếu.
Thay vì giảm việc cắt giảm sản lượng trong tháng 7, OPEC và các đồng minh gọi là OPEC+ đang bàn luận giữ khối lượng cắt giảm kỷ lục ngoài tháng 6.
Một nguồn tin của OPEC cho biết “Saudi Arabia và Nga đã đồng ý gia hạn cắt giảm một tháng”. “Bất kỳ thỏa thuận gia hạn cắt giảm sản lượng đều có điều kiện với các nước không tuân thủ trong tháng 5 cắt giảm sản lượng sâu hơn trong những tháng tới để bù cho việc sản xuất quá nhiều của họ”.
Tổ chức này cũng cân nhắc tổ chức một cuộc họp online vào ngày 4/6 để bàn luận về chính sách sản lượng sau khi Algeria đề xuất thay cho cuộc họp dự kiến vào ngày 9 -10/6.
Một nguồn tin khác của OPEC cho biết “tôi không nghĩ sẽ có một cuộc họp trong ngày thứ năm. Vẫn có nhiều thách thức”.
Iraq và Nigeria thành viên của OEPC cũng tuân thủ yếu theo mục tiêu giảm sản lượng trong tháng 5/2020.
Kazakhstan cũng không đáp ứng hoàn toàn nghĩa vụ của mình theo hiệp ước cắt giảm sản lượng của OPEC+. Hai nguồn tin cho biết các nhà sản xuất OPEC vùng Vịnh Saudi Arabia, Kuwait và UAE không bàn luận việc gia hạn tự nguyện cắt giảm sản lượng 1,180 triệu thùng/ngày ngoài tháng 6/2020.
Giá dầu tăng trong những ngày gần đây từ mức thấp trong tháng 4/2020 bởi nhu cầu của Trung Quốc tiếp tục phục hồi, trong khi các nền kinh tế khác mở cửa lại một cách chậm chạp sau khi phong tỏa để hạn chế sự lây lan virus.
Một nguồn tin OPEC cho biết “tổng thể thị trường đang di chuyển đúng hướng với việc nới lỏng phong tỏa dần dần. Nhưng chúng tôi vẫn cần thận trọng. Luôn có một nguy cơ làn sóng vuris corona khác”.
 

Nguồn: VITIC/Reuters