Không nghi ngờ nhiều về bình luận của báo cáo này, xoay quanh dự báo nhu cầu khí tự nhiên toàn cầu sẽ giảm 4% hay 150 tỷ mét khối trong năm 2020 do tiêu thụ bị ảnh hưởng từ sự bùng phát của virus corona chủng mới.
IEA dự báo nhu cầu dần phục hồi trong năm 2021 và 2022, nhưng ảnh hưởng của virus corona sẽ kéo dài, tình trạng không rõ ràng tăng và tốc độ tăng trưởng giảm. Sự phục hồi trong nhu cầu đó bị dẫn dắt bởi khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) và các quốc gia Châu Á.
Điều này có thể khuyến khích ngành LNG, nhưng có một số cảnh báo xung quanh dự báo của IEA về Châu Á.
Mối lo ngại chính của phần lớn sự phục hồi nhu cầu đến từ Trung Quốc và Ấn Độ nhưng kịch bản nhu cầu lạc quan phụ thuộc vào 2 nền kinh tế lớn đang tăng trưởng nhanh nhất Châu Á liệu có tiếp tục với chính sách khí đốt thân thiện hay không hay liệu họ có ủng hộ than đá không.
IEA dự kiến Trung Quốc vượt qua Nhật Bản thành khách hàng mua LNG lớn nhất thế giới, nhập khẩu 128 tỷ mét khối (bcm) mỗi năm vào năm 2025, tương đương khoảng 174 triệu tấn, hay gần gấp 3 lần 60,25 triệu tấn đã nhập khẩu trong năm 2019.
IEA cho biết kịch bản này phụ thuộc nhiều vào chính sách tương lai của Trung Quốc, sẽ phải bao gồm tiếp tục sự chuyển đổi từ than sang khí đốt trong ngành công nghiệp và nhu cầu sưởi của dân cư.
Tương lai của chính sách chuyển đổi than sang khí đốt của Trung Quốc vẫn không rõ ràng sau động thái nghiêm ngặt trước đó ủng hộ khí tự nhiên nhằm giảm khí thải đã được nới lỏng vào mùa đông năm ngoái.
Trung Quốc cũng cho phép lên kế hoạch và xây dựng các nhà máy điện đốt than mới, thậm chí tăng tốc, khi một phần của kế hoạch thúc đẩy nền kinh tế này sau khi sụt giảm bởi virus corona.
Trung Quốc sẽ phải cân bằng giữa giữ việc làm trong lĩnh vực khai thác than trong nước với chi phí môi trường theo một chính sách như vậy.
Đối với Ấn Độ, IEA dự kiến nhu cầu tăng 28 bcm mỗi năm trong giai đoạn 2019-25 do nước này có động thái đáp ứng một mục tiêu chính sách gia tăng tỷ trọng khí tự nhiên trong ngành năng lượng từ 5 tới 15% cũng như cải thiện cơ sở hạ tầng LNG và đường ống dẫn.
Lĩnh vực công nghiệp của Ấn Độ được xem như động lực chính của sự gia tăng nhu cầu LNG, mặc dù việc triển khai mạng lưới khí trong thành phố và trạm nhiên liệu khí tự nhiên có nghĩa là lĩnh vực cư dân và giao thông cũng quan trọng.
Một vấn đề quan trọng khác đối với Ấn Độ là giá, và báo cáo của IEA chỉ ra giá giao ngay LNG thấp hiện nay ở Châu Á tiếp tục một thời gian nữa.
IEA cho biết quyết định đầu tư chính thức đưa ra trong những năm gần đây dẫn tới tăng 120 bcm mỗi năm, hay khoảng 163 triệu tấn, công suất LNG được bổ sung từ năm 2020 tới năm 2025.
Nhu cầu khí tự nhiên tăng trưởng chậm hơn có thể đè nặng lên tốc độ sử dụng trung bình của các nhà máy hóa lỏng, tạo ra tình trạng quá công suất khi tăng trưởng việc hóa lỏng vượt qua sự gia tăng giao dịch LNG, vì thế hạn chế nguy cơ sự trở lại một thị trường hạn hẹp trước năm 2025.
Giá LNG giao ngay Châu Á đã đạt mức cao kỷ lục 1,85 USD/mmBtu trong tuần kết thúc vào ngày 1/5, và tăng trong 7 ngày tới ngày 20/5, trước khi phục hồi một phần trong tuần trước lên 2,1 USD.
Trong khi giá thấp kỷ lục không thể duy trì vượt qua cú sốc kinh tế của virus corona, dư thừa LNG nghĩa là giá sẽ vật lộn để duy trì sự gia tăng cho tới khi tăng trưởng nhu cầu tăng lên, cuối cùng thắt chặt thị trường này.
Tổng thể, triển vọng LNG dường như gắn bó chặt chẽ với chính sách được thực hiện của Bắc Kinh và New Delhi, cũng như giữ giá đủ thấp để hoạt động như một động lực để tăng trưởng nhu cầu đặc biệt là chi phí than.
 

Nguồn: VITIC/Reuters