Nhưng mức xuất khẩu trung bình trong 8 tháng đầu năm 2017 là 25,05 triệu thùng/ngày cao hơn mức trung bình 24,85 triệu thùng/ngày trong cùng kỳ năm trước, bất chấp cam kết của OPEC hạn chế nguồn cung từ tháng 1/2017 đến hết tháng 3/2018 để hạn chế thị trường và hỗ trợ giá.
Sự sụt giảm sản lượng 370.000 thùng/ngày giữa tháng 7 và tháng 8 phần lớn là kết quả của khủng hoảng chính trị và kinh tế tại Venezuela và gián đoạn sản xuất tại một số thành viên châu Phi của tổ chức này.
Thomson Reuters Oil Research cho biết “xuất khẩu dầu thô từ các thành viên châu Phi của OPEC giảm 540.000 thùng/ngày so với tháng trước, xuống dưới 5 triệu thùng/ngày sau khi khối lượng xuất khẩu trong tháng 7 ở mức cao nhất ít nhất kể từ tháng 1/2015, do đó phá vỡ một chuỗi xuất khẩu tăng trong 4 tháng”.
Sản lượng của châu Phi giảm có thể không kéo dài. Sản lượng tại mỏ Sharara của Libya, mỏ dầu lớn nhất nước này đang khôi phục lại vào ngày 6/9 sau khi đóng cửa hơn hai tuần.
Hiện nay sản lượng của châu Phi giảm bù cho xuất khẩu đang tăng từ Trung Đông, khu vực sản xuất lớn nhất của OPEC, tăng từ mức 18,06 triệu thùng/ngày lên 18,34 triệu thùng/ngày từ tháng 7 tới tháng 8.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet