Ông Mohammed Barkindo cũng trả lời báo chí bên lề của hội nghị Dầu và Tiền mà Nga đã không rút lui cam kết của họ để góp phần hạn chế sản lượng nên OPEC có thể đạt được một thỏa thuận tại cuộc họp tới vào 30/11.

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ đã nhất trí tại Algeria vào 28/9 để giảm sản lượng xuống phạm vi 32,5 triệu tới 33 triệu thùng/ngày, lần đầu tiên cắt giảm sản lượng kể từ năm 2008.

Giá dầu đã tăng lên mức cao nhất năm 2016 gần 54 USD/thùng kể từ quyết định này.

Những các bộ trưởng để lại vấn đề tế nhị mỗi nước thành viên của tổ chức 14 nước OPEC sẽ sản xuất bao nhiêu.

Thỏa thuận này đối mặt với khả năng thất bại từ câu hỏi của Iraq về ước tính sản lượng từ nguồn thứ cấp mà OPEC căn cứ để quyết định sản lượng của họ và của các nước gồm Iran, Libya và Nigeria, sản lượng của những nước này đã bị thiệt hại bởi các lệnh trừng phạt và xung đột.

Barkindo không thấy vấn đề nguồn thứ cấp là một vấn đề trong việc đạt được một thỏa thuận và bổ sung rằng trong khi không “có miễn trừ” với thỏa thuận Algeria, ủy bản này sẽ xem xét hoàn cảnh của các quốc gia.

Ông cho biết “thỏa thuận Algeria bao gồm tất cả. Tất cả 14 nước thành viên đã đồng ý với mức trần này, điều đó cho chúng tôi sự linh hoạt thực hiện để đưa ra các trường hợp đặc biệt của một số nước thành viên gồm Iran”. Ông từ chối cho biết liệu OPEC sẽ thu hẹp mục tiêu sản lượng của họ hay giữ lại một giải phạm vi.

Ông xem nhẹ ý kiến cho rằng OPEC đang di chuyển về phía tích cực hơn về quản lý thị trường. Các bộ trưởng OPEC nhóm họp chỉ hai lần thường niên trong những năm gần đây ít hơn trong quá khứ.

Nguồn: VITIC/Reuters

 

Nguồn: Vinanet