Các công ty dầu mỏ quốc doanh PetroChina và Sinopec của Trung Quốc đã viết thư cho Saudi Aramco trong những tuần gần đây để bày tỏ sự quan tâm đến một thỏa thuận trực tiếp. Các công ty này là một phần của tổ chức nhà nước gồm quỹ tài sản của Trung Quốc.
Thái tử Mohammed bin Salman của Saudi Arabia cho biết năm ngoái vương quốc này đã xem xét việc niêm yết khoảng 5% cổ phiếu của Aramco trong năm 2018 trong một thỏa thuận có thể tăng lên 100 tỷ USD, nếu công ty này có trị giá khoảng 2 nghìn tỷ USD như hy vọng.
Một nguồn tin trong ngành cho biết “Trung Quốc muốn đảm bảo các nguồn cung cấp dầu mỏ”. “Họ sẵn sàng mua toàn bộ 5% hay thậm chí hơn”.
Sự chào bán công khai lần đầu IPO của Saudi Aramco là trọng tâm của kế hoạch cải tổ kinh tế để đa dạng hóa nền kinh tế Saudi Arabia ngoài dầu mỏ, và nó cũng cung cấp sự khích lệ đáng hoan nghênh cho ngân sách vương quốc bị ảnh hưởng của giá dầu thấp.
Nhưng kế hoạch IPO đã tạo ra những lo ngại của công chúng rằng Riyadh đang từ bỏ vương niệm của mình cho người nước ngoài tại một thời điểm giá dầu thấp. Một số nhân viên của Aramco sẽ muốn toàn bộ ý tưởng này bị hoãn lại.
Bất đồng nội bộ giữa những gì bên tư vấn giới thiệu và những gì thái tử muốn đã làm trì hoãn một số quyết định quan trọng về IPO.
Các nguồn tin cũng chỉ ra sự bất đồng giữa các quan chức cao cấp của chính phủ, với một số người thúc đẩy chỉ để niêm yết Aramco hay một số trì hoãn IPO ngoài năm 2018 khi họ hy vọng giá dầu sẽ ổn định ở mức 55 tới 60 USD/thùng.
Một phát ngôn viên của Saudi Aramco cho biết “một loạt các lựa chọn, đối với niêm yết công khai của Saudi Aramco, tiếp tục được tổ chức xem xét tích cực. Không có quyết định nào được thực hiện và quá trình IPO đang diễn ra”.
Các nguồn tin trong ngành cho biết việc bán cổ phần đáng kể cho các công ty Trung Quốc là một trong những lựa chọn được vương quốc này xem xét vì nó mang lại lợi tích cho việc niêm yết công khai.
Một lựa chọn gồm bán trực tiếp một số cổ phiếu cho các nhà đầu tư nền tảng như Trung Quốc, và sau đó bán cổ phiếu trên thị trường trong nước cũng như thị trường chứng khoán quốc tế với New York, London và Hong Kong.
Hai nguồn tin trong ngành cho biết Riyadh quan tâm tới Trung Quốc - khách hàng dầu mỏ lớn nhất của họ - trở thành một nhà đầu tư cơ sở tại Aramco. Nhưng chưa có quyết định nào được thực hiện với đề nghị của Trung Quốc hay bao nhiêu cổ phiếu có thể được đưa ra cho các nhà đầu tư nền tảng.
Trung Quốc đang tạo ra một tổ hợp gồm các công ty dầu mỏ quốc doanh, ngân hàng và quỹ đầu tư tài sản có chủ quyền để hoạt động như một nhà đầu tư nền tảng trong IPO này.
Các nguồn tin đã trả lời Reuters rằng Saudi Aramco hiện nay đang phân bố cổ phiếu riêng lẻ cho một nhà đầu tư Trung Quốc như một tiền thân của đợt IPO quốc tế, mà có thể bị trì hoãn ngoài năm 2018.
Một nguồn tin cho biết việc cho phép Trung Quốc mua 5% cổ phần có hiệu quả nghĩa là hủy hoàn toàn IPO, đó là kết quả không mong muốn.
Việc trì hoãn niêm yết sẽ là lựa chọn ít được ưa thích nhất, dựa vào sự chuẩn bị đã được thực hiện và quyết tâm quá trình niêm yết của Hoàng tử Mohammed, người được dự kiến là vị vua tiếp theo.
Hai nguồn tin cho biết các quỹ đầu tư có chủ quyền của Hàn Quốc và Nhật Bản, các khách hàng mua dầu chủ chốt của Saudi Arabia, cũng quan tâm tời việc mua cổ phần của Aramco.
Một nguồn tin cho biết quỹ RDIF của Nga cũng quan tâm tới việc đầu tư vào Aramco.
Bất kỳ liên minh nào giữa Saudi Arabia và Trung Quốc cho thể vượt ngoài việc mua cổ phiếu tại Aramco và cũng gồm một động thái tương hỗ khác bởi các công ty Saudi này đầu tư vào ngành lọc dầu Trung Quốc.
Điều đó sẽ phù hợp với sự nỗ lực của nhà xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giới này để lấy lại vị trí thống trị nguồn cung ở Trung Quốc, nước tiêu thụ dầu mỏ lớn thứ hai thế giới sau Mỹ, sau khi đã bị mất vào tay Nga năm ngoái.
Bộ trưởng Dầu mỏ Saudi Arabia, ông Khalid al-Falih cho biết hồi tháng 8 rằng ông dự kiến kết thúc một thỏa thuận với PetroChina vào đầu năm tới để đầu tư tại nhà máy dầu mỏ Vân Nam tại phía tây nam Trung Quốc.
Một động thái như vậy sẽ giúp Aramco đảm bảo tỷ lệ nguồn cung dầu thô đầu năm 2018 cho nhà máy này, công suất xử lý 260.000 thùng dầu mỗi ngày.
Các cuộc đàm phán đang tập trung vào hoàn thiện quy mô đầu tư và nhận được sự chấp thuận cuối cùng từ hội đồng quản trị Aramco đối với việc đánh giá dự án liên doanh Vân Nam.
Xuất khẩu của Saudi Arabia có thể cũng nhận được một sự thúc đẩy thông qua một hiệp ước nguồn cung riêng với Tập đoàn Dầu mỏ Xa bờ Quốc gia Trung Quốc, tập đoàn đang bắt đầu một nhà máy mới 200.000 thùng/ngày tại phía nam Trung Quốc.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet