Đây là một sự gia tăng lớn với thị trường giao ngay mới nổi của châu Á, do khách hàng Trung Quốc phụ thuộc nhiều hơn vào mua theo kỳ hạn ngắn để đáp ứng nhu cầu của họ hơn các đối tác tại Nhật Bản và Hàn Quốc.
Số liệu vận chuyển của Thomson Reuters Eikon cho thấy rằng nhập khẩu LNG của Trung Quốc sẽ tăng hơn 50% trong năm 2017 so với một năm trước thành 38 triệu tấn.
Tương tự, các nước Hàn Quốc và Nhật Bản phụ thuộc vào nhập khẩu sẽ nhập khoảng 83,5 triệu tấn và chỉ cao hơn 37 triệu tấn vào cuối năm nay. Mặc dù giới phân tích cho biết nhập khẩu LNG của Trung Quốc sẽ tăng tiếp. Wang Wen, nhà phân tích khí đốt tại Bắc Kinh cho biết “chúng ta dự kiến thấy nhu cầu mùa đông tăng vọt trong 3 đến 4 năm tới do chính phủ Trung Quốc đẩy mạnh kế hoạch sử dụng khí đốt thay cho than”.
Trò chơi thay đổi
Nhu cầu nhập khẩu LNG của Trung Quốc đang tăng lên là do kết quả của chương trình khí hoá của chính phủ, cho thấy hàng triệu hộ gia đình chuyển từ sử dụng than để sưởi thành khí tự nhiên trong năm nay.
Bên cạnh giá LNG giao ngay châu Âu tăng gấp đôi kể từ tháng 6 thành 11,2 USD/triệu đơn vị nhiệt Anh mmBtu - mức cao nhất kể từ tháng 11/2014 - Sự tăng trưởng nhập khẩu nhanh chóng của Trung Quốc cũng thay đổi cấu trúc thị trường này.
Bấp chấp những nỗ lực thay đổi thị trường này, việc giao dịch LNG vẫn bị thống trị bởi các hợp đồng dài hạn theo khối lượng cố định hàng tháng được cung cấp ở mức giá liên quan tới thị trường dầu mỏ, mặc dù trong những phạm vi giá nhất định. Những thỏa thuận như vậy được Nhật Bản và Hàn Quốc ưa thích, đây là nước mà tất cả nhu cầu khí đốt của họ đều thông qua nhập khẩu LNG, do nó mang lại cho họ an toàn nguồn cung và ngăn cản giá biến động. Trung Quốc thì khác, họ có dự trữ khí tự nhiên trong nước đáng kể và cũng nhận các nguồn cung qua đường ống từ Trung Á.
Điều này nghĩa là các công ty của họ có thể đặt mua các lô hàng LNG chỉ khi họ cần khí đốt trong một thời gian ngắn - ví dụ trong mùa đông lạnh hiện nay và khủng hoảng nguồn cung - có thể gây ra sự bùng nổ nhu cầu nhập khẩu trên thị trường LNG giao ngay mà trong quá khứ đã có những hoạt động hạn chế. Wang Wen cho biết “Trung Quốc sẽ chắc chắn trở thành một động lực quan trọng đối với giá LNG giao ngay châu Á”.
Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc cùng nhau chiếm tới 60% nhu cầu LNG toàn cầu. Các nhà sản xuất LNG lớn nhất thế giới là Qatar, Australia và Malaysia cùng nhau đáp ứng khoảng 60% nhu cầu toàn cầu. Xuất khẩu của Mỹ cũng tăng vọt nhờ sự bùng nổ sản lượng dầu đá phiến và khí đốt tại Bắc Mỹ.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet