Dầu thô Brent ở mức 63,13 USD/thùng, giảm 3 cent so với đóng cửa phiên trước. Dầu thô ngọt nhẹ WTI ở mức 56,72 USD/thùng, giảm 4 cent.
Sự sụt giảm diễn ra sau khi cả hai loại dầu đầu tuần trước đã đạt mức cao nhất kể từ năm 2015, nhưng các thương nhân cho biết thị trường đã mất một số đà tăng kể từ đó.
Việc hỗ trợ giá đến từ việc cắt giảm sản lượng của OPEC và Nga, đã góp phần giảm nguồn cung dư thừa. OPEC sẽ nhóm họp vào ngày 30/11 để bàn về chính sách, và tổ chức này được dự kiến đồng ý gia hạn thỏa thuận cắt giảm ngoài thời hạn hiện nay đến hết tháng 3/2018.
Căng thẳng tại Trung Đông đã nâng khả năng gián đoạn nguồn cung mặc dù họ đã thận trọng vào đặt cược giá dầu tăng tiếp.
Các nhà sản xuất dầu mỏ Mỹ đã nâng sản lượng hơn 14% kể từ giữa năm 2016 lên mức kỷ lục 9,62 triệu thùng/ngày.
Cơ quan xếp hạng Fitch cho biết trong triển vọng lĩnh vực dầu mỏ và khí đốt năm 2018 rằng họ giả thiết giá dầu trung bình sẽ không đổi so với năm trước và giá phục hồi gần đây với dầu Brent vượt 60 USD/thùng có thể không được duy trì.
Từ đầu năm đến nay giá dầu Brent trung bình là 54,5 USD/thùng.
Fitch cho biết “chi phí giảm và tăng trưởng dầu đá phiến của Mỹ có thể hạn chế giá dầu dưới 60 USD/thùng trong dài hạn”.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA cho biết nhu cầu dầu toàn cầu sẽ chỉ giảm nhẹ do dự đoán xe điện gia tăng, với tiêu thụ trong hóa dầu và giao thông vận tải khác vẫn đang tăng.
Trong Triển vọng Năng lượng Thế giới năm 2018, IEA ước tính sẽ có 50 triệu xe điện chạy trên đường vào năm 2025 và 300 triệu xe vào năm 2040, từ mức khoảng 2 triệu hiện nay. Điều này được dự kiến cắt giảm 2,5 triệu thùng/ngày hay khoảng 2% nhu cầu dầu mỏ toàn cầu vào thời điểm đó.
Tuy nhiên, “Kịch bản Chính sách mới” của IEA dựa trên pháp luật hiện hành và dự định chính sách công bố dự kiến giá dầu tăng đến 83 USD/thùng vào giữa những năm 2020.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet