Tuy nhiên, hoạt động khoan dầu của Mỹ tăng tiếp đè nặng lên các thị trường.
Dầu thô Brent kỳ hạn ở mức 50,86 USD/thùng, thay đổi ít so với mức đóng cửa 50,84 USD/thùng trong phiên trước. Dầu thô ngọt nhẹ WTI ở mức 47,88 USD/thùng, cũng thay đổi ít so với mức 47,84 USD/thùng đóng cửa phiên trước.
Các nhà phân tích cho biết thị trường này được hỗ trợ bởi dự đoán Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ OPEC và các nhà sản xuất khác gồm Nga đã đồng ký gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng gần 1,8 triệu thùng/ngày.
Ngân hàng ANZ cho biết “tin tức rằng OPEC đã đồng ý gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng sẽ cung cấp một số hỗ trợ cho giá dầu trong tuần này”.
Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabai ông Khalid al-Falid và người đồng cấp Nga, Alexander Novak đã lên kế hoạch nhóm họp tại Bắc Kinh vào hôm nay để bàn luận về chính sách sản lượng dầu mỏ.
Nga là nhà sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới, trong khi Saudi Arabia là nhà xuất khẩu lớn nhất.
Cả hai nước có thể kiểm soát khoảng 20 triệu thùng/ngày, tương đương 1/5 lượng tiêu thụ trên toàn cầu.
Tuy nhiên, hoạt động khoan cầu của Mỹ gần đây đang phá hoại những nỗ lực hỗ trợ thị trường của OPEC và Nga.
Các công ty năng lượng Mỹ đã bổ sung số giàn khoan dầu tuần thứ 17 liên tiếp, kéo dài sự phục hồi giàn khoan ra 12 tháng được dự kiến hỗ trợ tăng sản lượng của Mỹ lên mức cao kỷ lục vào năm tới.
Sản lượng của Mỹ hiện nay ở mức 9,3 triệu thùng/ngày, tăng hơn 10% kể từ mức đáy giữa năm 2016.
Các nhà khoan dầu bổ sung 9 giàn khoan trong tuần trước, mang tổng số giàn khoan lên 712 giàn, cao nhất kể từ tháng 4/2015, theo công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet