Dầu thô Brent kỳ hạn ở mức 60,84 USD/thùng, giảm nhẹ so với mức đóng cửa phiên trước, nhưng gần mức cao nhất kể từ tháng 7/2015 và tăng khoảng 36% kể từ mức thấp năm 2017 hồi cuối tháng 6.
Dầu thô ngọt nhẹ WTI kỳ hạn ở mức 54,04 USD/thùng, giảm 11 cent so với đóng cửa phiên trước nhưng gần mức cao nhất kể từ tháng 2 và tăng khoảng 28% kể từ mức thấp năm 2017 hồi tháng 7.
Các thương nhân cho biết rằng tâm lý tăng giá đã thúc đẩy dầu thô Brent tăng trên 60 USD/thùng, bởi một nỗ lực dẫn đầu của OPEC và Nga hạn chế sản lượng khoảng 1,8 triệu thùng/ngày trong sản lượng dầu mỏ đã siết chặt thị trường và hỗ trợ giá.
Hiệp ước này có hiệu lực đến hết tháng 3/2018, nhưng Saudi Arabia và Nga đã lên tiếng hỗ trợ việc mở rộng thỏa thuận này.
OPEC đã có kế hoạch nhóm họp chính thức tại trụ sở ở Vienna, Áo vào ngày 30/11.
Greg McKenna, nhà chiến lược thị trường tại công ty môi giới AxiTrader cho biết “dầu tăng một lần nữa do thị trường và tâm lý di chuyển trong sự ủng hộ của OPEC”.
William O’Loughlin, nhà phân tích đầu tư tại công ty chứng khoáng Rivkin Securities nói “lo sợ dư cung có thể dễ dàng trở thành một mối lo sợ thiếu cung nếu tồn kho tiếp tục giảm như đã thực hiện và nhu cầu tiếp tục tăng”. Bất chấp tâm lý thị trường lạc quan một số nhà phân tích vẫn thận trọng.
Shane Chanel, nhà tư vấn chứng khoán và phái sinh tại công ty ASR Wealth Advisers cho biết “sản lượng dầu đá phiến Mỹ có thể hạn chế giá trong trung tới dài hạn”.
Dầu WTI thấp hơn 6,8 USD/thùng so với dầu Brent do sản lượng dầu thô của Mỹ ngày càng tăng, tăng gần 13% kể từ giữa năm 2016 thành 9,5 triệu thùng/ngày, làm xuất khẩu dầu thô của Mỹ có lợi nhuận cao.
Không phải tất cả các nước trong OPEC hạn chế sản lượng theo quy định của Saudi Arabia. Giám đốc điều hành công ty dầu Basra cho biết Iraq đã tăng xuất khẩu từ các mỏ ở miền nam lên 3,45 triệu thùng/ngày để bù cho sự thiếu hụt từ các mỏ phía bắc Kirkuk. Xuất khẩu từ Basra trước đó đã đạt trung bình 3,23 triệu thùng/ngày.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet