Giá dầu tăng trong bối cảnh các thị trường toàn cầu đi lên, OPEC cắt giảm sản lượng
Các thị trường tài chính toàn cầu tăng giá cũng hỗ trợ dầu thô kỳ hạn, mặc dù các nhà phân tích vẫn cảnh báo nguy cơ kinh tế toàn cầu.
Dầu thô WTI kỳ hạn của Mỹ ở mức 56,97 USD/thùng, tăng 18 US cent hay 0,3% so với đóng cửa phiên trước. Dầu thô Brent kỳ hạn ở mức 66,75 USD/thùng, tăng 17 US cent hay 0,3%.
Ngân hàng Mỹ Merrill Lynch cho biết “chúng tôi vẫn thấy giá dầu Brent trung bình 70 USD/thùng trong năm nay và dự kiến WTI sẽ thấp hơn trung bình 59 USD/thùng trong năm 2019”. Họ cho rằng một phần là nhu cầu dầu diesel từ năm tới với quy định nhiên liệu mới từ Tổ chức Hàng hải Quốc tế. “Với sản lượng diesel đã sẵn sàng tối đa, các nhà máy lọc dầu cần tăng cường hoạt động trong nửa cuối năm 2019 để đáp ứng nhu cầu sản phẩm chưng cất ngày càng tăng”.
Giá dầu nhận được hỗ trợ trong năm nay từ việc cắt giảm nguồn cung của OPEC và các đồng minh ngoài tổ chức này như Nga trong bối cảnh thị trường đang thắt chặt.
Các thương nhân cũng chỉ ra khủng hoảng chính trị và kinh tế tại Venezuela, thành viên OPEC là một động lực thúc đẩy giá dầu.
Đại hội phe đối lập của Venezuela trong ngày 11/3/2019 đã tuyên bố “tình trạng báo động” về việc mất điện kéo dài 5 ngày đã làm tê liệt xuất khẩu dầu của quốc gia này và khiến hàng triệu người dân phải vật lộn tìm kiếm thức ăn và nước uống.
Ngược với nỗ lực của OPEC để thắt chặt thị trường và sự gián đoạn như của Venezuela là sản lượng dầu thô của Mỹ tăng vọt.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế Mỹ sẽ thúc đẩy tăng trường nguồn cung dầu toàn cầu trong 5 năm tới, bổ sung 4 triệu thùng/ngày.
Sản lượng dầu thô của Mỹ sẽ tăng gần 2,8 triệu thùng/ngày lên 13,7 triệu thùng/ngày trong năm 2024 từ mức trung bình chỉ dưới 11 triệu thùng/ngày trong năm 2018, khiến Mỹ cho tới nay trở thành nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới.
Với sản lượng của Mỹ đang bùng nổ, quốc gia này cần nhập khẩu ít hơn và trở lại tăng cường bán dầu dư thừa ra nước ngoài. Ngân hàng Barclay cho biết “nhập khẩu ròng dầu thô đang giảm được thúc đẩy chủ yếu bởi nhập khẩu giảm từ Saudi Arabia (giảm 160.000 thùng/ngày so với tháng trước) và xuất khẩu tăng sang các quốc gia Châu Á như Hàn Quốc (tăng 200.000 thùng/ngày so với tháng trước), Trung Quốc (tăng 90.000 thùng/ngày) và Ấn Độ tăng (80.000 thùng/ngày)”.
Khí tự nhiên của Mỹ giảm xuống thấp nhất 2 tuần do dự báo thời tiết ấm hơn
Khí tự nhiên kỳ hạn của Mỹ giảm xuống mức thấp nhất 2 tuần trong ngày 11/3/2019 do các dự báo thời tiết trở lại ấm hơn trong hai tuần tới so với các dự báo trước đó.
Hiện nay các nhà khí tượng dự báo nhiệt độ sẽ vẫn gần mức bình thường đến cuối tháng 3/2019. Tuần trước, họ dự báo thời tiết theo mùa trong tuần này và lạnh hơn so với nhiệt độ bình thường trong tuần tới.
Khí tự nhiên giao tháng 4/2019 trên sàn giao dịch bán buôn New York giảm 9,3 US cent hay 3,2% đóng cửa tại 2,772 USD/mmBtu, mức đóng cửa thấp nhất kể từ ngày 22/2/2019.
Bất chấp biến động trong ngày 11/3, các thương nhân lưu ý rằng thị trường trở nên ít biến động hơn nhiều so với vài tháng trước, khi thời tiết ôn hòa khi mùa xuân đang tới bởi niềm tin rằng sản lượng kỷ lục và đang tăng có thể đáp ứng bất kỳ sự gia tăng nhu cầu nào.
Bảng giá năng lượng thế giới sáng 12/3/2019

Mặt hàng

Đơn vị tính

Giá hiện nay

+/-

Thay đổi so với 1 ngày trước

Thay đổi so với 1 năm trước

Dầu WTI

USD/thùng

57,2153

0,31

0,55 %

-5,69%

Dầu Brent

USD/thùng

66,9354

0,26

0,39 %

3,69%

Khí tự nhiên

USD/mmBtu

2,7823

0,01

0,18%

-0,13%

Xăng

USD/gallon

1,8326

0,0061

0,33 %

-2,71%

Dầu đốt

USD/gallon

2,0034

0,006

0,30 %

7,04%

Nguồn: VITIC/Reuters

 

Nguồn: Vinanet