Giá dầu thô Brent giao tháng 4 chạm mức cao nhất trong ngày đạt 60,06 USD/thùng, mức cao nhất kể từ tháng 1/2020. Giá dầu thô Mỹ (WTI) giao tháng 3 tăng 65 US cent tương đương 1,1% lên 57,50 USD/thùng, mức cao nhất kể từ tháng 1 năm 2020.
Việc Ảrập Xê út cam kết cắt giảm thêm nguồn cung vào tháng 2 và tháng 3 và các động thái giảm nguồn cung từ các nước trong và ngoài Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), trong đó có Nga, đang góp phần cân bằng thị trường toàn cầu.
Nhưng giới phân tích cho biết giá dầu thô mạnh hơn đang khuyến khích các nhà sản xuất Mỹ gia tăng sản lượng, trong khi tình trạng phong tỏa do dịch COVID-19 ở châu Âu và châu Á đang hạn chế nhu cầu năng lượng.
Các chuyên gia phân tích của ngân hàng ANZ cho rằng một báo cáo việc làm kém khả quan của Mỹ sẽ làm gia tăng kỳ vọng về các biện pháp kích thích kinh tế hơn nữa, và các mặt hàng năng lượng sẽ được hưởng lợi khi giới đầu tư tăng khả năng chịu rủi ro.
Đồng USD suy yếu so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt khác trong phiên này cũng khiến các mặt hàng được định giá bằng “đồng bạc xanh” trở nên rẻ hơn đối với người mua nắm giữ các đồng tiền khác. Trong khi đó, giá dầu thô mạnh hơn đang khuyến khích các nhà sản xuất Mỹ tăng sản lượng.
Theo số liệu của công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes Co, số lượng giàn khoan ở Mỹ, một chỉ báo sớm cho sản lượng trong tương lai, đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 5 trong tuần trước.
Giá LNG Châu Á giảm tuần thứ 3 liên tiếp
Giá khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) giao ngay tại châu Á giảm trong tuần thứ 3 liên tiếp khi thời tiết ấm hơn làm giảm nhu cầu sưởi ấm.
Các nhà giao dịch cho biết, giá khí tự nhiên hóa lỏng giao tháng 3 tại Đông Bắc Á vào khoảng 7,20 USD/mmBTU, giảm 80 US cent so với tuần trước.
Dữ liệu thời tiết từ Refinitiv Eikon cho thấy nhiệt độ ở Tokyo và Thượng Hải, hai trong số các quốc gia tiêu thụ LNG hàng đầu thế giới, dự kiến sẽ tăng cao hơn một chút so với mức trung bình lịch sử trong hai tuần tới.
Ấn Độ là nhà nhập khẩu than lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc.
Ấn Độ đã nhập khẩu 17,56 triệu tấn than nhiệt và luyện cốc trong tháng 1/2021, theo dữ liệu theo dõi tàu và cảng do Refinitiv tổng hợp. Con số này giảm nhẹ so với mức 17,74 triệu tấn của tháng 12/2020 và 18,02 triệu tấn của tháng 10/2020, nhưng cao hơn mức 17,54 triệu của tháng 11/2020.
Nhìn chung, 4 tháng qua cho thấy nhu cầu nhập khẩu than của Ấn Độ đã quay trở lại, sau khi vào giữa năm ngoái chính phủ đóng cửa như một phần trong nỗ lực chống lại sự lây lan COVID-19. Nhập khẩu của Ấn Độ trong tháng 1/2021 cũng chỉ thấp hơn 2,6% so với mức 18,02 triệu tấn của cùng tháng năm 2020, tháng 12/2020 thấp hơn 2,1% so với mức của tháng 12/2019. Đến tháng 10, nhập khẩu gần như ở mức trước đại dịch, do nhu cầu điện tăng khi nền kinh tế khởi động lại và nhu cầu thép cũng phục hồi khi chi tiêu cho xây dựng và cơ sở hạ tầng phục hồi.
Ấn Độ là nhà nhập khẩu than lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc.
Trong khi các nhà xuất khẩu than của Australia đã ngừng hoạt động khỏi Trung Quốc, họ vẫn đang xuất khẩu vào Ấn Độ, với nhập khẩu từ Australia đạt mức cao kỷ lục 6,75 triệu tấn trong tháng 1/2021. Con số này tăng so với 6,32 triệu tấn trong tháng 12, 5,06 triệu trong tháng 11 và 5,49 triệu trong tháng 10.
Tính chung, 4 tháng qua là những tháng nhập khẩu than từ Australia mạnh nhất của Ấn Độ kể từ tháng 1/2015.
Nhập khẩu của tháng 1 cũng tăng 81% so với 3,72 triệu tấn được ghi nhận trong cùng tháng năm 2020 và cao hơn khoảng 301% so với mức thấp nhất của năm 2020 là 1,68 triệu vào tháng 6.
Theo truyền thống, Ấn Độ mua than luyện cốc từ Australia do dự trữ trong nước hạn chế về loại năng lượng cao hơn này, nhưng trong những tháng gần đây, nước này bắt đầu mua khối lượng than nhiệt ngày càng tăng.
Xuất khẩu than nhiệt của Australia sang Ấn Độ là 1,87 triệu tấn vào tháng 12/2020, tăng 450% so với 340.000 tấn vào tháng 12/2019.