Liên Bộ Tài chính Công Thương đã điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu tăng kể từ 15h ngày 20/9. Theo đó, mỗi lít xăng RON 92 tăng 319 đồng một lít, xăng E5 tăng 217 đồng một lít. Các mặt hàng dầu cũng tăng 388 - 598 đồng một lít, kg tuỳ loại.

Sau điều chỉnh, giá bán lẻ xăng RON 92 lên mức tối đa 18.111 đồng một lít, xăng E5 là 17.836 đồng. Dầu hoả có mức giá mới 13.115 đồng một lít, dầu diesel 14.441 đồng và dầu madut là 11.536 đồng một kg. Cùng với tăng giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu, nhà chức trách cũng xả thêm Quỹ bình ổn giá xăng dầu với mặt hàng xăng khoáng là 110 đồng một lít; xăng E5 là 90 đồng một lít; các mặt hàng dầu 100 - 190 đồng một lít, kg tuỳ loại. Đây là lần tăng giá bán lẻ xăng dầu thứ 5 liên tiếp trong vòng 3 tháng qua, tổng cộng mức tăng từ đầu năm đến nay với mặt hàng xăng khoảng 2.050 đồng một lít.
Mức giá mới sau khi điều chỉnh

Từ đầu năm đến nay, giá xăng đã trải qua 18 kỳ điều chỉnh. Trong đó giá xăng tăng 8 lần, giảm 7 lần, còn lại là giữ nguyên.
Lần tăng giá mạnh nhất kể từ đầu năm đến nay là vào ngày 4/8. Khi ấy giá xăng tăng tới 599 đồng/lít.
Trên thế giới, sau khi biến động trái chiều trong phiên 21/9, thị trường “vàng đen” đã khởi sắc trở lại trong phiên giao dịch cuối tuần (22/9), sau khi cuộc họp của OPEC vừa khép lại tại Vienna (Áo).
Thị trường dầu mỏ đã thoát khỏi xu hướng lình xình bất nhất ở đầu tuần và phục hồi ấn tượng trong phiên giao dịch cuối tuần này, sau khi các nhà sản xuất dầu chủ chốt tại cuộc họp mới nhất của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cho hay mức độ tuân thủ thỏa thuận cắt giảm sản lượng trong tháng 8/2017 đã chuyển biến tích cực so với tháng trước đó.
Ông John Kilduff, một đối tác của Again Capital Management tại New York, cho hay các cơ quan chức năng và giới doanh nghiệp ở Mỹ vẫn đang đánh giá những thiệt hại do các cơn bão vừa qua gây ra.
Theo ông, thậm chí dù các nhà máy lọc dầu tại Mỹ hoạt động trở lại thì việc khôi phục nhập khẩu dầu tại các bến cảng có thể làm lượng dầu dự trữ của nước này gia tăng.
Ngày 20/9, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết, dự trữ dầu mỏ của Mỹ đã tăng 4,6 triệu thùng lên 472,8 triệu thùng.
Tuy nhiên, giá dầu phiên này lại phục hồi lên trên 50 USD/thùng khi EIA thông báo, lượng xăng dầu dự trữ của Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất trong 22 tháng qua.
Sau khi biến động trái chiều trong phiên 21/9, thị trường “vàng đen” đã khởi sắc trở lại trong phiên giao dịch cuối tuần (22/9), sau khi cuộc họp của OPEC vừa khép lại tại Vienna (Áo).
Dù không đưa ra bất cứ quyết định nào về việc gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng, song thông tin tích cực mà Ủy ban Giám sát chung các nước trong và ngoài OPEC mang tới cho thị trường dầu mỏ là việc các nhà sản xuất tham gia thỏa thuận cắt giảm sản lượng đã đạt được mức tuân thủ 116% trong tháng Tám, so với mức 94% đạt được hồi tháng Bảy và là mức tuân thủ cao kỷ lục.
Một nhân tố khác cũng hậu thuẫn cho giá dầu trong phiên này là báo cáo của công ty dịch vụ dầu khí Baker Hughes cho biết, số giàn khoan dầu đang hoạt động tại Mỹ trong tuần qua đã giảm 5 giàn, còn 744 giàn, đánh dấu tuần sụt giảm thứ ba liên tiếp.
Kết thúc phiên này, tại thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ (WTI) giao tháng 11/2017 tăng 11 xu Mỹ (0,2%), lên 50,66 USD/thùng.
Trong khi đó, tại thị trường London, giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 11/2017 cũng tiến 43 xu Mỹ (0,8%), lên 56,86 USD/thùng.
Tính chung cả tuần qua, giá dầu WTI ghi thêm 1,5%, đánh dấu tuần tăng giá thứ ba liên tiếp.
Còn giá dầu Brent cũng cộng 2,2%, ghi nhận tuần tăng giá thứ tư liên tiếp của mặt hàng này.
Trong ba tháng qua, giá dầu thế giới tăng thêm 15%, cho thấy thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC nhằm thu hẹp nguồn cung và vực dậy giá dầu đã phần nào phát huy hiệu quả.
Ngoài ra, nhu cầu tiêu thụ dầu tăng cao cũng hỗ trợ cân bằng thị trường.
Nguồn: VITIC/Bnew.vn

Nguồn: Vinanet