Nhưng nhu cầu khí đốt cho mùa đông đang giảm dần, trong khi các nguồn cung cấp khí và LNG ổn định đã khiến tồn kho tăng, giá giảm tại trung tâm khí đốt Châu Âu. Điều này đặt ra câu hỏi Châu Âu có thể hấp thụ được bao nhiêu hàng?
Các nhà cung cấp LNG của Mỹ đã nạp 14 lô hàng từ đầu tháng 3 tới nay, tốc độ nhanh hơn so với tháng 2 khi 29 lô được nạp trong cả tháng này do các cơn bão và việc bảo trì hạn chế đầu ra.
Châu Á vẫn là điểm đến hàng đầu cho các lô hàng theo hợp đồng cung cấp LNG dài hạn. Nhưng Châu Âu và Mexico hiện nay là điểm đến hấp dẫn hơn với hàng hóa giao ngay.
Giá ở trung tâm khí đốt Châu Âu giao dịch ở mức trừ lùi so với giá giao ngay Châu Á, nhưng mức trừ lùi cần hơn 1 USD/mmBtu để trang trải cho chi phí vận chuyển nhiên liệu với khoảng cách lớn sang Châu Á từ bờ biển Đại Tây Dương của Mỹ.
Giá khí đốt Hà Lan, chuẩn cho giá Tây Âu, ở mức 5,6 USD/mmBtu trong ngày 7/3/2019, so với giá giao ngay LNG ở Châu Á khoảng 5,8 USD/mmBtu.
Một tính toán cho thấy Anh và các điểm đến Châu Âu khác trở thành các thị trường hấp dẫn hơn so với Nhật Bản và các điểm đến Châu Á khác.
Đối với Mexico, LNG giao ngay lấp đầy tính trạng thiếu hụt khí đốt do đường ống hạn chế. Là hàng xóm của Mỹ, chi phí vận chuyển LNG là cũng thấp.
Một số nhà kinh doanh LNG cho biết chênh lệch giá giữa Châu Á và Châu Âu sẽ vẫn không vượt 1 USD ít nhất cho tới tháng 9, khi nhu cầu của Châu Á thường phục hồi bởi nhu cầu dự trữ trước khi mùa đông tới.
Theo công ty tư vấn Wood Mackinzie, sản lượng LNG của Mỹ dự kiến gấp đôi lên hơn 40 triệu tấn trong năm nay, đưa quốc gia này trở lại thành nhà sản xuất LNG lớn thứ 3 thế giới.
Khí đốt từ các nhà cung cấp lớn nhất Châu Âu phân phối qua đường ống làm lu mờ nhập khẩu LNG, từ tất cả các quốc gia gồm Mỹ, chiếm 54 triệu tấn trong năm ngoái.
Nga đã xuất khẩu kỷ lục 200 tỷ mét khối khí (bcm) sang Châu Âu trong năm 2018, tương đương 145 triệu tấn LNG, trong khi Na Uy chiếm 116 bcm hay 84 triệu tấn.
Nhưng đường ống khí của Algeria sang Châu Âu giảm gần 40% trong tháng 2/2019 so với một năm trước. Tiêu thụ trong tháng trước chỉ hơn 800 GWH mỗi ngày, tương đương 1,5 triệu tấn.
Các nguồn cung cấp của Hà Lan cũng giảm do quốc gia này đóng cửa mỏ Groningen vào năm 2030. Sản lượng được dự kiến giảm xuống 15,9 bcm, hay 11,5 triệu tấn trong năm kết thúc vào tháng 10/2020, sụt giảm nhanh hơn so với kế hoạch.
Bất chấp khả năng thay thế một số nguồn cung cấp qua đường ống, dòng chảy LNG sẵn sàng gây áp lực lên giá. Giá khí của Anh và Hà Lan giảm một nửa kể từ mức đỉnh tháng 9/2018.
Ở những mức giá yếu như vậy, các nhà cung cấp năng lượng Châu Âu dự kiến ưu tiên lấy điện từ các nhà máy sử dụng nguyên liệu khí đốt hơn là than, điều này bổ sung thêm nhu cầu khí đốt.
Giá khí đốt của Hà Lan có thể khó tăng đủ để khuyến khích các nhà cung cấp chuyển trở lại sang phát điện từ than cho tới cuối tháng 9/2019, theo số liệu giá của Refinitiv.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet