Việc chỉ số giá tiêu dùng trong nước tăng mạnh chủ yếu là do giá lương thực tăng 32,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Con số lạm phát chính thức được công bố hai tháng một lần, với lạm phát trong tháng 5/08 ở mức 21,1% và tháng 3/08 ở mức 15,8%.
Trong tháng 7/08, lạm phát hàng năm ở khu vực thành thị là 22%, so với 19,7% trong tháng 5/08, và ở khu vực nông thôn là 24,3%.
Lạm phát của Ai Cập dường như đã được kiểm soát cho tới đầu năm nay, nhưng bắt đầu tăng mạnh trong tháng 3/08 do giá lương thực tăng mạnh trên thị trường thế giới, đặc biệt là lúa mì - mặt hàng mà Ai Cập là nước nhập khẩu chủ yếu.
Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak hồi tháng 5/08 công bố tăng 30% lương công nhân viên chức, làm dấy lên làn sóng tăng giá các sản phẩm tiêu dùng, như xăng dầu và thuốc lá. Trong báo cáo về tình hình lạm phát trong tháng 7/08, CAPMAS đã nêu giá tăng đáng kể nhất là giá bơ (tăng 71,1%), giá các sản phẩm bơ sữa (tăng 38,5%), gia cầm (tăng 39,1%) và mì ống (tăng 32,8%).
Trong tuần trước, lần đầu tiên Ngân hàng Trung ương Ai Cập tăng lãi suất tiền gửi thêm 0,5% lên 11% và lãi suất cho vay lên 13%.
Tuy nhiên, các nhà kinh tế cảnh báo, mặc dù tăng lãi suất nhằm kiềm chế lạm phát nhưng nó cũng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực lên tăng trưởng kinh tế - dự báo sẽ tăng trưởng 7% trong năm nay.
Vietstock

Nguồn: Internet