Lãnh đạo nhóm G20 sẽ lại gặp mặt nhau trong Hội nghị thượng đỉnh G20 tại London vào ngày mai. Nguyên thủ quốc gia của các nước phát triển bao gồm của Mỹ dự định sẽ ủng hộ 10 nước đang phát triển trở thành thành viên chính trong Ủy ban kinh tế Thụy Sỹ. Giới truyền thông nước ngoài tiết lộ, điều này sẽ tạo cơ sở giúp họ chỉnh đốn tiêu chuẩn tài chính toàn cầu và hy vọng các nước đang phát triển này tham gia vào việc quản lý giám sát với 25 ngân hàng lớn trên toàn cầu. Một số nước đang phát triển chủ yếu đặc biệt là Trung Quốc đang tiến hành đàm phán cuối cùng để giành quyền lực mới, kết quả đàm phán do Quỹ tiền tệ quốc tế IMF quyết định cuối cùng.

Vai trò mới của các nước đang phát triển sẽ đánh dấu những sự thay đổi về trật tự kinh tế quốc tế mới. Sự giám sát không tốt của các quốc gia phương Tây đã gây ra cuộc khủng hoảng tài chính lần này. Các nước đang phát triển đang kêu gọi nên cởi bỏ quyền uy đạo đức của các nước phát triển, thiết lập lại tiêu chuẩn tín dụng. “Cuộc khủng hoảng lần này là do những hành động phi lý tính của những người da trắng, mắt xanh gây ra”, ông Luiz Inácio Lula da Silva – đương kim Tổng thống Braxin đã biểu lộ sau khi tiến hành hội đàm với Thủ tướng Anh Gordon Brown vào tuần trước tại Brasilia (thủ đô Braxin). “Trước khi khủng hoảng xảy ra, họ dường như không biết thực trạng của nền kinh tế và thực tế đã chứng minh điều đó”.

Hai tuần trước, trong hội nghị các Bộ trưởng Tài chính tổ chức trước khi Hội nghị G20 được diễn ra, Barxin, Trung Quốc, Nga và Ấn Độ đã cùng nhau tuyên bố hy vọng giành được quyền phát ngôn nhiều hơn nữa trong các sự việc quốc tế, “Chúng tôi kêu gọi IMF có những hành động khẩn cấp để phản ánh tốt quyền lợi kinh tế thực sự”

Một vị quan chức của chính phủ tiết lộ, trong tuần này Mỹ sẽ đưa ra lời kiến nghị, tăng thêm tầm ảnh hưởng của 5 nước đang phát triển đó là Braxin, Trung Quốc, Nga, Mexico và Ấn Độ trên phương diện quyết sách cho các tài khoản của IMF, từ đó có thể thay đổi vốn cứu trợ hàng chục tỷ USD của IMF. Mỹ và Anh hiện tại cần phải có tiềm lực hùng hậu giống như Trung Quốc và Saudi Arabia, hơn bao giờ hết lúc này họ phải tìm kiếm những người mua hàng, để kích thích tiêu dùng và giải cứu các ngân hàng đang nợ nần chồng chất.

Sau khi hội nghị thượng đỉnh G20 trong hai ngày kết thúc, diễn đàn ổn định tài chính của Thụy Sỹ được coi là “Câu lạc bộ của những nước giàu có” sẽ tuyên bố kết nạp 10 nước mới nổi như Argentina, Brazil, Nam Phi và Trung Quốc…. “Mọi người cần phải hiểu Trung Quốc, họ là một bộ phận của hệ thống tài chính toàn cầu, mọi người cần phải lắng nghe tiếng nói của họ”, Howard Davis Giám đốc Học viện kinh tế chính trị London cho biết.

Ông Lâm Nghị Phu - Kinh tế gia trưởng kiêm Phó tổng Giám đốc đặc trách kinh tế học phát triển của Ngân hàng Thế giới cho biết, kinh tế Trung Quốc trong năm nay có thể sẽ tăng trưởng 7% - 8%.

Nguồn: Internet