Một nghiên cứu chung do Viện Quản lý nước quốc té (IWMI) và Tổ chức Nông – Lương Liên hợp quốc (FAO) thực hiện, với sự tài trợ của Ngân hàng phát triển châu Á, cảnh báo nhiều nước đang phát triển ở châu Á có nguy cơ phải nhập khẩu 25% nhu cầu lương thực vào năm 2050 nếu không thực hiện ngay các biện pháp sử dụng nguồn nước bền vững cho nông nghiệp.

Nghiên cứu đề xuất 3 giải pháp để đáp ứng nhu cầu lương thực của châu Á  trong vòng 40 năm tới, gồm nhập khẩu khối lượng lớn lương thực từ các khu vực khác; cải thiện và mở rộng sản xuất nông nghiệp theo mùa mưa; và tập trung thuỷ lợi hoá hợp lý đất nông nghiệp. Tuy nhiên, nghiên cứ cảnh báo trong bối cảnh nhu cầu lượng thực của châu Á sẽ tăng gấp đôi vào năm 2050 và giá lương thực sẽ tăng cao, nhập khẩu khối lượng lớn lương thực sẽ gạo gánh nặng chính trị và kinh tế rất lớn đối với các nước đang phát triển. Giải pháp tốt nhất và đang trở thành giải pháp thực tế nhất đối với châu Á là tập trung thuỷ lợi háo để tưới tiêu hợp lý và sử dụng bền vững nguồn nước cho nông nghiệp, vì cả quỹ đất và nước của châu lục này đều hạn chế.

Nghiên cứ của IWMI và FAO nêu rõ để đáp ứng nhu cầu lương thực vào năm 2050, với nhịp độ tăng năng suất nông nghiệp hiện nay, châu Á phải tăng diện tích đất được tưới tiêu hợp lý và bền vững lượng nước cho nông nghiệp, nhu cầu nước cho nông nghiệp khu vực Nam Á cần tăng thêm 57% và Đông Á cần tăng thêm 70%. Nếu tính đến thực tế nguồn nước ngày càng khan hiếm, trong khi nhu cầu tăng lên ở các thành phố, nhu cầu về nước chỉ có thẻ được đáp ứng thông qua việc cải thiện cơ sở hạ tầng thuỷ lợi, chính sách và các biện pháp quản lý nước bền vững.

Nghiên cứu cũng đề xuất chiến lược đổi mới toàn diện sản xuất nông nghiệp được thuỷ lợi hoá tốt của châu Á, trong đó nhấn mạnh việc chuyền toàn bộ các phương thức, thể chế, công nghệ và mô hình nông nghiệp lạc hậu sang mô hình bền vững hơn, hướng tới dịch vụ, hiện đại hoá các hệ thống thuỷ lợi dựa hoàn toàn vào nguồn nước mặt hiện nay.

Nguồn: Vinanet