Sản xuất tôm và xu hướng xuất nhập khẩu tôm trên thị trường thế giới

NK tôm vào 10 thị trường chính tăng 8% trong 9 tháng đầu năm 2014 so với cùng kỳ năm 2013. Giá tôm nói chung vẫn ở mức cao trong năm vừa qua tuy nhiên chưa vượt qua mức kỷ lục đạt được trong năm 2013.

Vụ nuôi chính tại các nước Châu Á kết thúc vào đầu tháng 11 và nguồn cung thường ít dần sau đó. Tuy nhiên, khác với năm 2013, giá tôm đã giảm 10 – 15% trong 2 tháng cuối năm so với hồi tháng 9 do nhu cầu NK từ Mỹ, EU và Nhật Bản ở mức thấp. NK tôm Ấn Độ và Ecuador trực tiếp vào Trung Quốc giảm trong khi NK gián tiếp qua Việt Nam lại tăng lên.

10 thị trường NK tôm hàng đầu trên thế giới gồm EU, Mỹ, Nhật Bản, Việt Nam, Hàn Quốc, Hong Kong, Mexico, Canada và Australia, đã NK khoảng 1,3 triệu tấn tôm trong 9 tháng đầu năm 2014, tăng 8% (100.000 tấn) so với cùng kỳ năm 2013. Tuy nhiên, NK tôm vào Nhật Bản, Hong Kong và Canada lại giảm trong năm qua với mức giảm tương ứng 19%, 10% và 5%.

Ấn Độ, Ecuador, Trung Quốc, Indonesia, Việt Nam, Thái Lan là các nước cung cấp lớn nhất. XK tôm từ Ấn Độ tăng 47% về khối lượng và 71% về giá trị so với năm 2013.

Đồng yên mất giá so với đồng đô la Mỹ khiến NK tôm vào Nhật Bản trong năm vừa qua gặp khó khăn. Chi phí cập cảng cho thủy sản NK tăng, giá bán nội địa cũng tăng khiến người tiêu dùng hạn chế mua hàng. Người kinh doanh không muốn tăng giá thêm nữa bởi các nhà bán lẻ hoặc trung gian không chấp nhận.

9 tháng đầu năm 2014, tổng NK tôm các loại (nguyên liệu và chế biến) giảm gần 35.000 tấn so với cùng kỳ năm 2013. Ba nhà cung cấp tôm lớn nhất cho Nhật Bản gồm Việt Nam với 34.477 tấn, Thái Lan; 25.857 tấn và Indonesia: 21.929 tấn. Nhu cầu đối với tôm nước lạnh của Nhật Bản tốt hơn trong đó NK từ Argentina và Nga tăng lên. NK tôm vào Nhật Bản năm 2014 có thể chỉ bằng một nửa so với mức 320.000 tấn NK trong năm 1994. NK tôm vào Mỹ trong 9 tháng đầu năm 2014 cũng tăng 12% so với cùng kỳ năm 2013, trong đó NK từ các nguồn cung chính như Ấn Độ, Ecuador và Indonesia đều tăng.

Năm 2014, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (US FDA) đã tăng cường thanh tra tôm NK. Theo báo cáo, FDA đã từ chối 35 lô tôm trong tháng 10/2014 do phát hiện dư lượng kháng sinh cấm trong NK tôm từ một số nước như Việt Nam, Malaysia, Ấn Độ và Trung Quốc.

 
Thái Lan giảm nhập khẩu cá ngừ năm 2014

Do khủng hoảng của ngành cá ngừ đồ hộp Thái Lan, NK cá ngừ nguyên liệu vào Bangkok năm 2014 giảm xuống mức thấp 6 năm, theo đó các tàu khai thác cũng bị ảnh hưởng. Tổng NK cá ngừ nguyên con đông lạnh của Thái Lan năm 2014 giảm 7% so với năm trước đó.

Khối lượng NK cá ngừ nguyên liệu của Thái Lan từ Hàn Quốc và Vanuatu năm 2014 giảm đáng kể, lần lượt là 51% và 50% so với năm trước đó. Các nhà chế biến ở Bangkok mua gần 41.000 tấn cá ngừ nguyên con đông lạnh từ 2 nhà cung cấp lớn thứ ba và thứ tư này. Năm 2014, NK từ 2 quốc gia này giảm hơn 80.000 tấn, Hàn Quốc và Vanuatu tuột mất các vị trí trước đó.

Năm 2014, Thái Lan NK 680.000 tấn cá ngừ nguyên liệu các loại, con số thấp nhất từ năm 2009. Do nhu cầu yếu, nên hoạt động giao dịch ở Bangkok giảm mạnh.

Mặc dù vậy, Đài Loan và Mỹ - 2 nhà cung cấp cá ngừ nguyên liệu lớn nhất của Thái Lan- tăng khối lượng cập cảng vào Bangkok lần lượt là 8% và 7%.

Khối lượng NK giảm xuống mức thấp 6 năm cho thấy các nhà chế biến ở Bangkok, đặc biệt là các công ty nhỏ đã phải chịu khủng hoảng sau một thời gian dài giảm công suất hoạt động.

 
Xuất khẩu thủy sản của Trung Quốc tăng

Mặt hàng thủy sản XK có tăng trưởng mạnh nhất của Trung Quốc là thủy sản có vỏ với khối lượng 272.900 triệu tấn, đạt giá trị 1,70 tỷ USD, tăng 16,5% về khối lượng và 26,1% về giá trị so với năm 2013.

Nhuyễn thể là sản phẩm thủy sản XK hàng đầu của Trung Quốc trong năm 2014. Theo số liệu của Hải quan, Trung Quốc XK 413.000 tấn mực, bạch tuộc, đạt giá trị 2,67 tỷ USD. Đứng thứ 2 là tôm. Năm 2014, Trung Quốc XK 179.000 tấn tôm (giảm 16%), với giá trị 2,20 tỷ USD (giảm 0,8%), chiếm 10,6% tổng giá trị XK thủy sản.

Cá rô phi đứng ở vị trí thứ tư, chiếm 9,47% tổng XK. Trung Quốc XK trên 403.000 tấn cá rô phi, với giá trị 1,50 tỷ USD, giảm 0,20% về khối lượng và tăng 4,60% về giá trị. Khối lượng XK không giảm nhiều, giá XK tăng lên. Phần lớn cá chình XK của Trung Quốc được đưa sang thị trường Nhật Bản. XK cá chình của Trung Quốc đạt 1 tỷ USD, giảm 5% về giá trị trong khi tăng 7% về khối lượng. XK cá chình vẫn là một ngành có giá trị đối với Trung Quốc.

Trong khi đó, XK cua đạt 60.000 tấn (tăng 6,3%) về khối lượng và 900 triệu USD (tăng 14,2%) về giá trị.

XK của Trung Quốc sang thị trường Mỹ tăng. Khối lượng XK đạt 58,2 triệu tấn (tăng 2,16%) và giá trị đạt 33,9 tỷ USD (tăng 6,18%). ASEAN là thị trường thủy sản lớn thứ 3 của Trung Quốc. Trung Quốc XK sang thị trường này 52,6 triệu tấn thủy sản (tăng 7,7%), đạt giá trị 2,71 tỷ USD (tăng 14,1%) Thị trường lớn thứ 4 cho các mặt hàng thủy sản Trung Quốc là Hồng Kông với 23,15 triệu tấn thủy sản, đạt giá trị 2,52 tỷ USD, giảm 2% về khối lượng và tăng 5,8% về giá trị. EU là thị trường lớn thứ 5. Giá trị XK thủy sản Trung Quốc sang EU đạt 2,36 tỷ USD (tăng 3,7%) với khối lượng 55,37 tấn (giảm 1%). Hàn Quốc và Đài Loan là thị trường lớn thứ 6 và thứ 7. Trung Quốc XK sang Hàn Quốc 50,2 triệu tấn (tăng 20,8%) với giá trị đạt 1,68 tỷ USD (tăng 20%). XK sang Đài Loan đạt 13,6 triệu tấn (tăng 8,79%) với giá trị 1,56 tỷ USD (tăng 24,7%).

Giá tôm trên thị trường Mỹ sẽ không tăng trong năm 2015

Giá tôm của Mỹ có thể sẽ giữ nguyên hoặc giảm trong năm 2015 trong bối cảnh sản lượng tôm toàn cầu dự kiến sẽ tăng và nhu cầu tôm tại nước này tiếp tục trì trệ.

Sản lượng tôm toàn cầu đang cải thiện khi các nước sản xuất tôm khắc phục được tình trạng dịch bệnh Hội chứng tôm chết sớm, như sản lượng tôm của Êcuađo đã tăng.

Giá bán buôn tôm chân trắng bỏ đầu cỡ 21-25 từ Indonesia đã giảm xuống còn 5 USD/ pao trong tuần từ 22-28/2/2015 so với mức giá 7,35 USD/pao của cùng kỳ năm 2014. Tôm của Thái Lan và Ấn Độ cũng sụt giảm tương tự.

Thời tiết mùa đông khắc nghiệt cũng đang góp phần làm giảm nhu cầu thủy sản ở Mỹ. Giá cũng đang chịu áp lực do nhu cầu thấp của Trung Quốc sau khi Tết âm lịch kết thúc.

Xuất khẩu tôm của Indonesia sang Mỹ tăng 37% trong tháng 1

Theo Cơ quan quản lý Nghề cá Biển Quốc gia Mỹ (NMFS), trong tháng 1, xuất khẩu tôm của Indonesia sang Mỹ Indonesia đã tăng khoảng 37%, vượt qua Ấn Độ trở thành nhà xuất khẩu lớn nhất của Mỹ trong tháng.

Xuất khẩu tôm của Indonesia sang Mỹ trong tháng 1 đạt 9.948 tấn, cao hơn so với 9.437 tấn của Ấn Độ. Tổng xuất khẩu tôm của Ấn Độ cũng tăng 20% so với 7.826 tấn của tháng 1 năm ngoái.

Tuy nhiên, Mêhicô là nước có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tôm sang Mỹ mạnh nhất với 103% từ 1.480 tấn tháng 1/2014 lên 3.006 tấn tháng 1/2015. Mêhicô là nước xuất khẩu tôm lớn thứ 6 sang Mỹ trong tháng 1.

Êcuađo đứng thứ 3 với 6.837 tấn tôm xuất khẩu, giảm so với 7.751 tấn của năm ngoái. Thái Lan đứng ngay sau Êcuađo với 6.347 tấn. Kết quả này cho thấy xuất khẩu tôm của Thái Lan sang Mỹ đang có đà tăng trưởng trong năm nay khi khối lượng tăng 7% so với 5.929 tấn năm ngoái.

Năm nay, Trung Quốc vẫn là nhà sản xuất lớn thứ 5 của Mỹ với 3.281 tấn tôm xuất khẩu trong tháng 1, giảm so với 4.340 tấn cùng kỳ năm ngoái.

Trong tháng, tổng khối lượng tôm nhập khẩu vào Mỹ tăng 8,5% so với cùng kỳ, đạt 50.841 tấn. Tuy nhiên, giá trị giảm 5,9% từ 579 triệu USD xuống còn 544,6 triệu USD. Điều này có nghĩa là giá nhập khẩu trung bình tôm nguyên liệu vào Mỹ thời điểm này đang giảm.

Hòa Phạm
Nguồn: Vinanet Tổng hợp/Vasep