(VINANET) -  Ngành công nghiệp quặng sắt của Iran đang bị khủng hoảng do giá thấp, với xuất khẩu tháng 6 ở mức thấp nhất trong gần hai năm và quặng xếp chồng tại cảng.

Xuất khẩu phi dầu mỏ hàng đầu của nước này đã tạo ra doanh thu cần thiết khi doanh số bán dầu thô giảm gần 4 tỷ USD mỗi tháng kể từ lệnh cấm xuất khẩu dầu ban hành. Dựa trên dữ liệu hải quan Trung Quốc, gần như tất cả quặng sắt của Iran xuất khẩu tới Trung Quốc và có giá trị tổng cộng là 2,4 tỷ USD vào năm 2013.

Nhưng một nguồn cung cấp dư thừa, do những mỏ quặng sắt lớn đều đổ xô đáp ứng nhu cầu của Trung Quốc mà giảm thấp hơn so với kỳ vọng, đã đẩy giá giá xuống một nửa mức giá thấp kỷ lực trong năm 2011. Điều đó đã gây ra tổn hại cho các nhà sản xuất chi phí lớn hơn và nhở hơn như Iran, nhà xuất khẩu lớn thứ tám thế giới về nguyên liệu thô, mở ra một sự chênh lệch cho 3 công ty lớn  Rio Tinto RIO.AX, BHP Billiton và Vale SA BHP.AX VALE5.SA.

Theo Hiệp hội các nhà sản xuất và xuất khẩu quặng sắt của Iran, xuất khẩu quặng sắt của Iran đã giảm 1/3 trong tháng 6 so với một năm trước xuống 1,2 triệu tấn, thấp nhất kể từ tháng 9 năm 2012 .

Keyvan Ja'fari Tehrani, người giám sát các vấn đề quốc tế tại IRIOPEX, nói với Reuters rằng giá giảm đã được nhìn thấy khi các kho dự trữ tại các cảng tăng lên sáu lần và buộc 1/2 các mỏ dầu phải ngừng hoạt động.

"Nó không giống như các cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2008, nhưng nó có thể được gọi là một cuộc khủng hoảng."

Tehrani nói, phần lớn 38 triệu tấn sản lượng của Iran trong năm ngoái đến từ hơn 10 khu mỏ của nhà nước. Tuy nhiên, ông cho biết sự tổn thất một nửa của công suất 11-12 triệu tấn tại khoảng 150 mỏ tư nhân sẽ khó đạt kim ngạch xuất khẩu do khoảng 90% sản lượng từ tư nhân được chuyển ra nước ngoài, so với chưa đến một nửa từ các mỏ nhà nước.

Việc đóng cửa trong một thị trường nhỏ với 1,2 tỷ tấn quặng xuất khẩu năm ngoái, sẽ tạo cơ hội cho các nhà xuất khẩu quặng sắt lớn Australia và Brazil.

Iran là nhà cung cấp lớn thứ tư của quặng sắt sang Trung Quốc trong năm ngoái, bán 22,4 triệu tấn, đã bị lấn át bởi nhà xuất khẩu hàng đầu Úc với 417 triệu tấn.

Dựa trên dữ liệu hải quan của Trung Quốc, xuất khẩu trong tháng 6 là ít hơn một nửa so với 2,5 triệu tấn được xuất sang Trung Quốc vào tháng 5, và thấp hơn nhiều so 3,2 triệu tấn trong tháng 4.

Cũng như các mỏ đóng cửa, Tehrani cho biết kho dự trữ quặng sắt tại hai cảng của Iran đã tăng lên tới khoảng 3 triệu tấn so với mức binh thường 1/2 triệu tấn, do các nhà xuất khẩu đang ngừng bán hàng với hy vọng giá sẽ hồi phục. Một khối lượng tương tự như vậy đang  mắc kẹt tại các mỏ tư nhân, ông nói thêm.

Tehrani, mỏ của ông ở tỉnh Kerman phía đông nam của Iran đã ngừng sản xuất, cho biết không có khả năng mở lại trừ khi giá tăng ít nhất 20 USD/ tấn.

Quặng sắt là  trong số các mặt hàng công nghiệp ảnh hưởng nặng nhất, với giá giảm hơn một phần tư trong năm nay. Sau khi ở mức 100 USD/ tấn trong tháng 5 lần đầu tiên kể từ tháng 9 năm 2012, cũng như giá giảm xuống 89 USD vào giữa tháng 6 trước khi phục hồi 98 USD trong tuần này.

Thăm dò ý kiến của Reuters ​​vào đầu tháng 7 cho thấy một số nhà phân tích dự kiến giá giảm thấp xuống 80 USD trong năm tới, khi các xưởng luyện kim loại toàn cầu đang tiến tới mở rộng nghỉ ngơi và tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc chậm lại.

Một nhà kinh doanh quặng sắt tại Thượng Hải cho biết, "khi giá ở mức 100 USD, 120 USD trở lên, rất nhiều hàng hoá được sử dụng đến từ Iran. Nhưng bây giờ chúng tôi hầu như không thấy bất kỳ đợt chào hàng nào"

Không giống như quặng sắt từ hầu hết các nhà cung cấp lớn, một số quặng Iran chứa một lượng lớn lưu huỳnh, chất ô nhiễm khiến cho nhà máy Trung Quốc tránh sử dụng trong khi Bắc Kinh đang cố gắng để cải thiện chất lượng không khí.

Tehrani tại IRIOPEX cho biết, giá quặng Iran có chứa khoảng 60%  hàm lượng sắt giảm xuống 59 USD/ tấn giá FOB từ 91 USD trong tháng 1, trong khi đó loại 53/52% đã giảm một nửa xuống 30 USD.

Jalal Tabrizi, giám đốc quản lý của cơ quan vận chuyển Iran Seacargo Co Ltd cho biết, "gía quặng sắt vẫn còn chuyển động, nhưng có vẻ với tôi các thương nhân hoặc các mỏ đang làm như vậy bởi vì hợp đồng cũ".