Nước trồng lúa lớn thứ 3 thế giới này trước đây đã có kế hoạch sẽ xuất khẩu 2 triệu tấn gạo vào năm tới, dựa trên tiníh toán sản lượng gạo sẽ đạt 40 triệu tấn trong năm nay. Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, Anton Apriyantono phát biểu hồi tháng 10/2008, nếu đạt được, đó sẽ là khối lượng gạo xuất khẩu nhiều nhất của Indonexia trong ít nhất 50 năm nay.

 Theo Chủ tịch Cơ quan Hậu cần Quốc gia (Bulog), Mustafa Abu Bakar, an ninh lương thực quốc gia sẽ bị ảnh hưởng nếu El Nino gây biến đổi thời tiết mạnh mẽ và nếu Indonexia vẫn duy trì kế hoạch xuất khẩu gạo, bởi sản lượng năm nay e rằng sẽ không thể đạt 40 triệu tấn.

El Nino có thể gây khô hạn kéo dài ở nhiều nơi thuộc Châu Á, gây thiệt hại tới sản xuất nông nghiệp. Tại West Java, khu vực trông flúa chính của Indonexia, mưa có thể sẽ bị chậm khoảng 1 tháng.

Theo ông Abu Bakar, năm nay Bulog có thể sẽ thu mua 4 triệu tấn gạo, cao hơn so với kế hoạch 3,8 triệu tấn dự kiến trước đây, để tăng lượng dự trữ và đảm bảo an ninh lương thực trong nước trong trường hợp El Nino gây ảnh hưởng xấu nhất. Bulog có nhiệm vụ bình ổn giá lương thực quốc gia.

Năm 2008, giá gạo tại Chicago đã lập kỷ lục cao trong lịch sử là 25,07 USD/100 lb, khi dự trữ gạo toàn cầu giảm, gây khủng hoảng lương thực.

Từ đó tới nay, giá gạo đã giảm gần một nửa, sau khi nông dân tăng cường trồng lúa. Dự trữ gạo từ đó cũng đầy dần. Tại Chicago, giá gạo hiện ở mức 13,125 USD/100 lb.

Theo Tổ chức Nông – Lương Liên Hiệp Quốc (FAO), sản lượng gạo thế giới năm nay có thể thấp hơn dự tính do mưa muộn ở nhiều khu vực của Châu Á. Theo FAO, sản lượng có thể giảm 3% so với mức kỷ lục của năm ngoái, xuống mức 668 triệu tấn.

 

Nguồn: Vinanet