Trong năm 2007, giá các loại phân bón trên thế giới đã tăng gấp đôi, nhưng trong vài tháng dầu năm 2008, giá phân lân lại tăng gấp đôi một lần nữa, đồng thời giá các loại phân bón khá cũng tiếp tục tăng. Trong khi đó, thảm hoạ động đất ngày 12/5/2008 tại tỉnh Tứ Xuyên, Trung quốc (TQ) – vùng sản xuất phân đạm và phân lân quy mô lớn của nước này – đang có những ảnh hưởng đến giá phân bón của khu vực châu Á, nhất là khi TQ tăng mạnh thuế xuất khẩu phân bón để hạ chế xuất khẩu loại sản phẩm thiết yếu này, trong đó thuế xuất khẩu phân đạm tăng 130%, thuế xuất khẩu DAP và các loại phân lân khác tăng 135%.

Trên thực tế, giá DAP đã tăng gấp 5 lần trong 15 tháng tính đến thngs 4/208. Tháng 1/2007, giá DAP trên thị trường quốc tế là 252 USD/tấn, đến tháng 1/2008 đã tăng lên 688 USD/tấn, và đến tháng 4/2008 lại tăng gấp đôi, lên đến 1230 USD/tấn. Giá KCL tháng 4/2008 cũng tăng lên 500 USD/tấn, gần gấp ba lần so với mức giá 172 USD/tấn đầu năm 2007.

Giá ure loại phân đạm được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới, đã tăng từ 277 USD/tấn đầu năm 2007 lên 452 USD/tấn vào tháng 4/2008.

Khác với phân đạm, giá các loại phân lân và phân kali tăng nhanh hơn nhiều do nguyên liệu sản xuất các loại phân này lấy từ những nguồn quặng hữu hạn, không tái tạo.

Những nước sản xuất phân lân lớn nhất trên thế giới hiện nay là Mỹ, Marốc và các nước vùng Bantíc. Toàn bộ nguyên liệu phốt phát đều được khai thác từ các mỏ, trong đó sản lượng khai thác quặng phốt phát của Canada đạt 44 triệu tấn/năm, chiếm 40% sản lượng toàn thế giới. Những nước khai thác quặng phốt phát quy mô lớn tiếp theo là Nga và Belarus.

 Khi giá phân bón tăng cao, người nông dân ở nhiều khu vực trên thế giới đã bị ảnh hưởng rất mạnh, đặc biệt là nông dân tại Tiểu vùng Sahara (châu Phi), một trong những vùng nghèo nhất thế giới. Giá nông sản hàng hoá tăng cao đã giúp các chủ trang trại tại các nước phát triển chống chọi với giá phân bón cao. Nhưng giá lương thực thực phảm cao lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến nông dân nghèo, nhất là ở châu Phi, nơi những nông dân phải tự tiêu thụ phần lớn sản lượng nông sản nghèo nàn của mình. Những nông dân này không những cần phân bón để đảm bảo năng suất cây trồng đủ nuôi sống họ, mà còn cần phân bón để bổ sung chất dinh dưỡng cho những mảnh đất đa cạn kiệt dinh dưỡng của mình.

Trước tình hình giá phân bón tăng cao, yêu cầu sử dụng phân bón một cách hiệu quả càng trở nên cấp thiết hơn. Trung tâm Quốc tế về Phát triển nông nghiệp và cải thiện độ màu mỡ của đất (IFDC), một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động tại hơn 150 nước trên thế giới, đã triển khai các công nghệ bón phân mới nhằm hỗ trợ nông dân canh tác quy mô nhỏ tăng hiệu quả sử dụng phân bón. IFDC cũng đi tiên phong trong việc áp dụng phương pháp quản lý kết hợp đối với độ màu mỡ của đất để nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón. Theo phương pháp này, các nguồn chất dinh dưỡng hữu cơ và vô cơ (gồm bón vô cơ, phế thải cây trồng, quặng phốt phát và vôi) được bổ sung kết hợp vào đất để nâng cao năng suất cây trồng. IFDC đã giúp hàng trăm nghìn nông dân châu Phi cải thiện độ màu mỡ của đất và đang mở rộng chương trình này cho 1 triệu nông dân tại các khu vực khác.

(CNHC)

 

Nguồn: Vinanet