ông Cường cho biết nhu cầu thép Thế Giới đã thoát khỏi đáy. Hội nghị thép Thế giới họp ở Bắc Kinh đã công bố: Tổng nhu cầu thép Thế giới năm 2009 là 1,104 tỷ tấn giảm 8,6% so với mức năm 2008 là 1,207 tỷ tấn (dự báo trước đây nhu cầu thép Thế giới giảm tới 14,1% và chỉ còn ở mức 1,.019 tỷ tấn).
Tổng tiêu thụ thép của khu vực Châu Á, Châu Đại Dương sẽ có mức tăng trưởng 7,6% trong năm 2010 (Trung Quốc dự báo mức tăng trưởng là 5%, Ấn Độ là 12,4%).
Ở Việt Nam dự kiến tình hình kinh tế tiếp tục được phục hồi trong năm 2010, mức tăng trưởng GDP sẽ khoảng 6,5%. Đối với ngành thép Việt Nam năm 2010, ông Cường cho biết ngành thép cũng sẽ phải đương đầu với một số khó khăn mới như giá nguyên liệu cơ bản  như quặng sắt, than, dầu, phôi thép, thép phế, điện năng và một số loại nguyên liệu khác cao hơn giá năm 2009.
Năm 2010 sẽ có một số dự án mới về thép đi vào sản xuất chính thức làm cho sự mất cân đối giữa nguồn cung và mức tiêu thụ của thị trường càng cách xa thêm, dẫn đến cạnh tranh quyết liệt giữa các thành phần kinh tế ở thị trường trong nước, nhất là đối với sản phẩm thép xây dựng, cuộn cán nguội, ống thép hàn, tôn mạ kim loại, sơn phủ màu….
Về giá, giá thép trong nước sẽ tăng do giá các nguyên liệu đầu vào tăng nhưng sẽ không tăng đột biến vì nguồn cung trong nước vẫn cao hơn so với nhu cầu. Thứ hai, sản phẩm thép cùng loại nhưng giá rẻ hơn của Trung Quốc, Nga và các nước ASEAN vẫn sẵn sàng nhập vào Việt Nam trong khi hàng rào bảo vệ phải tuân thủ luật quốc tế.
Trên cơ sở nhận định thị trường năm 2010, để ngành thép tiếp tục có tăng trưởng, ông Cường đưa ra một số đề xuất  như: Chính phủ có các giải pháp hữu hiệu về tài chính (đáp ứng nhu cầu về vốn, về ngoại tệ, về tỷ giá…) để các công ty thép tiếp tục triển khai các dự án đầu tư, có đủ vốn và ngoại tệ trong sản xuất và kinh doanh. Đề xuất sử dụng tối đa những điều luật Thương mại Quốc tế cho phép để hỗ trợ sản xuất trong nước, kể cả biện pháp tự vệ khi hàng nước ngoài ồ ạt nhập vào Việt Nam đe dọa công ăn việc làm của công nhân Việt Nam.
Ngoài ra, ông Cường đề nghị kiểm soát chặt chẽ các dự án đầu tư mới, các thủ tục cấp phép đầu tư ngoài qui hoạch để đảm bảo cân đối cung cầu các sản phẩm  thép trong nước.
Dự kiến sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm thép năm 2010
Sản phẩm
Ước thực hiện năm 2009
Dự kiến năm 2010
So với 2009 (%)
Phôi thép
2.210.000
2.652.000
20
Sản xuất thép thành phẩm
1. Thép xây dựng
-      Thép thanh
-      Thép cuộn
-      Thép hình
2. Cuộn cán nguôi
1. Ống thép hàn
2. Tôn mạ kẽm & Sơn phủ màu
5.281.647
3.986.000
3.188.000
797.000
60.000
300.000
447.000
601.000
5.974.000
4.464.000
3.570.000
892.000
67.000
390.000
500.000
673.000
12
12
12
12
12
30
12
12
Nhập khẩu
1. Phôi
2. Sản phẩm dẹt
3. Thép phế
10.038.000
2.388.000
5.346.000
2.304.000
11.270.000
2.626.000
5.880.000
2.764.000
12,3
10
10
20
Xuất khẩu
1. Phôi
2. Thép xây dựng
3. Cán nguội
4. Ống thép hàn
5. Tôn mạ
269.523
-
390.000
1.000
46.000
113.000
430.700
-
437.000
10.000
52.000
126.000
159,8
 
12
1.000
12
12

Nguồn: Tin nhanh hàng ngày