(VINANET) – Thị trường hàng hóa thế giới tuần qua chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi hai thông tin chính trị:

1. Việc khu tự trị Crimea của Ucraina sáp nhập vào Nga. Chiều 21/3 theo giờ địa phương, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký một sắc lệnh thông qua hiệp ước tái thống nhất bán đảo Crimea vào liên bang Nga. Như vậy từ nay, nước cộng hòa tự trị này chính thức là một phần của lãnh thổ Nga.

Theo sắc lệnh vừa được ký, Liên bang Nga sẽ có tổng cộng 85 vùng, tăng 2 vùng so với trước. Nước cộng hòa Crimea và thành phố Sevastopol, vốn có một vị thế đặc biệt trong vùng này, đã được bổ sung như những chủ thể mới của Liên bang Nga sau cuộc trưng cầu dân ý hôm 16/3 tại vùng Biển Đen, với tỷ lệ hơn 96% cử tri ủng hộ tách vùng này khỏi Ukraine và sáp nhập vào Nga. Ông Putin cũng ký một sắc lệnh công nhận Simferopol là thủ phú mới của vùng Crimea trực thuộc liên bang, điện Kremlin khẳng định.

2. Kết quả cuộc họp kết thúc vào hôm 19/3 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. Fed đã quyết định sẽ tiếp tục giảm quy mô chương trình kích thích kinh tế xuống 55 tỷ USD mỗi tháng, và ra tín hiệu sẽ tăng lãi suất trong vòng 6 tháng tới. Điều này đã đẩy USD tăng giá so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt.

Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Janet Yellen cho biết, Fed có thể tăng lãi suất khoảng 6 tháng sau khi chương trình mua trái phiếu kích thích kinh tế kết thúc vào mùa thu này. Quan chức Fed dự báo lãi suất sẽ ở 1% vào cuối năm 2015 và 2,25% một năm sau đó, cao hơn dự báo đưa ra vào tháng 12 là 0,75% và 1,75%.

Phiên 21/3, USD đã tăng giá lên mức cao nhất 2 tuần so với euro, 1,3779 USD/EUR. Trước đó, USD chạm mốc cao nhất kể từ ngày 6/3 là 1,3749 USD/EUR, sau khi giảm 0,7% trong phiên giao dịch ngày 20/3. USD tăng 0,1% lên giao dịch ở 102,39 yên đổi 1 USD sau khi tăng 0,9% trong ngày 20/3. Yên tăng 0,3% lên giao dịch ở 141,07 JPY/EUR.

Kết quả khảo sát do hãng tin Bloomberg tiến hành cho thấy đồng euro sẽ giảm xuống 1,31 USD vào cuối năm 2014, mức thấp nhất kể từ tháng 7/2013. Trong khi đó, lần đầu tiên, yên dự báo sẽ giảm xuống 110 JPY/USD kể từ tháng 8/2008.

Phiên cuối tuần, giá dầu thô ngọt nhẹ và dầu Brent có xu hướng vững đến tăng sau khi Nga hoàn tất các thủ tục sáp nhập với Crimea, làm gia tăng căng thẳng giữa Nga với phương Tây lên mức cao nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh.

Trong phiên có lúc giá dầu thô ngọt nhẹ (WTI) tăng 0,6% còn dầu Brent tăng 0,4%.

Kết thúc phiên, dầu WTI kỳ hạn giao tháng 5 tăng 56 US cent lên 99,46 USD/thùng tại New York. Tính chung trong tuần, dầu WTI giảm giá 0,4%.

Dầu Brent cùng kỳ hạn tại London tăng 47 IS cent lên 106,92 USD/thùng tại London. Tuy nhiên, tính chung trong tuần, giá dầu Brent vẫn sụt giảm và là tuần thứ 4 liên tiếp giảm bởi vấn đề xoay quanh Nga và Ucraina ít tác động tới nguồn cung dầu Brent. Trong một tuần qua, dầu Brent giảm giá 1,4%. Chênh lệch giá giữa 2 loại dầu lần đầu tiên gia tăng trong vòng 4 phiên, lên mcs 7,81 USD/thùng.

Các nhà đầu tư nhận định giá dầu WTI có thể giảm trong tuần tới bởi khả năng tồn trữ dầu thô của Mỹ sẽ tăng. Kết quả điều tra ở 39 nhà phân tích và thương gia do Bloomberg tiến hành cho thấy 46% dự báo giá sẽ giảm cho tới 28/3.

Dự trữ dầu thô Mỹ đã tăng 5,85 triệu thùng len 375,9 triệu thùng, mức cao nhất kể từ 29/11, theo số liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ công bố hôm 19/3. Sản lượng đã tăng lên 9,215 triệu thùng/ngày, cao nhất trong vòng 26 năm.

Tuy nhiên, cung các sản phẩm chưng cất, bao gồm cả dầu đốt và diesel, giảm 3,1 triệu thùng trong tuần qua xuống 110,8 triệu thùng, thấp nhất kể từ tháng 5/2008. Dự trữ xăng giảm 1,47 triệu thùng xuống 222,3 triệu thùng.

Tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu (OPEC) mỏ đang giảm xuất khẩu dầu thô xuống mức thấp nhất 2 tháng bởi các nhà máy lọc dầu trên toàn thế giới vào mùa bảo dướng, nhu cầu dầu thô chậm lại.

OPEC đã giảm cung 620.000 thùng dầu mỗi ngày, tương đương 2,5%, xuống 23,74 triệu thùng mỗi ngày trong vòng 4 tuần tới tính 5/4.

Giá vàng phiên cuối tuần tăng trở lại, song tính chung trong tuần vẫn giảm giá mạnh do lo ngại về sự thay đổi chính sách kinh tế của Fed. Tính chung cả tuần qua, giá vàng đã giảm gần 3,5%. “Một lần nữa thị trường lại cho thấy sự phụ thuộc đáng kể vào các căng thẳng địa chính trị”, O'Neill nhận xét.

Chốt phiên giao dịch ngày 21/3 tại Mỹ (rạng sáng 22/3 giờ VN), giá vàng tăng hơn 6 USD lên 1.334,7 USD một ounce sau động thái mua vào của nhà đầu tư. Tuy nhiên, đà tăng của giá vàng đã bị hạn chế do thị trường vẫn chưa hồi phục từ sau thông báo của Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) - Janet Yellen hôm 19/3. Theo đó, FED có thể chấm dứt chương trình mua lại trái phiếu vào mùa thu này và nâng lãi suất 6 tháng sau.

Giá vàng trong nước xuống mức thấp nhất hơn một tháng qua nhưng lại nới rộng khoảng cách với thế giới lên 2,1 triệu đồng một lượng, gấp đôi so với đầu tuần.

Quy ra tiền Việt, mỗi lượng vàng thế giới tương đương 33,89 triệu đồng. Chênh lệch giữa giá trong và ngoài nước nhảy vọt lên 2,1 triệu đồng một lượng. Con số này tăng nhanh so với 1,2 đến 1,3 triệu đồng cách đây một tuần. Điều này đúng như dự đoán của các nhà phân tích trước đó. Chênh lệch giá vàng thường đi ngược với đà tăng giảm của giá quốc tế. Nếu giá thế giới tăng mạnh thì độ vênh thu hẹp và ngược lại.

Giá cà phê arabica giảm phiên cuối tuần, mức giảm mạnh nhất kể từ 1999 sau khi Brazil đón nhận lượng mưa mong đợi.

Cà phê arabica tại New York kỳ hạn tháng 5 giá giảm xuống mức thấp nhất 4 tuần là 1,6850 USD/lb và kết thúc ở mức giảm 3 US cent hay 1,7% xuống 1,7115 USD/lb.

Thời tiết tốt lên ở Brazil ảnh hưởng tới tâm lý của các nhà đầu tư.

Cà phê robusta phiên cuối tuần trái lại vẫn tăng nhẹ, 1 USD hay 0,05% lên 2.038 USD/tấn. Song mức này vẫn thấp xa so với mức cao kỷ lục 17 tháng của tuần qua là 2.218 USD/tấn.

Lúa mì cũng giảm giá trong tuần qua, trái với xu hướng tăng của 3 tuần trước đó, do USD tăng giá gây lo ngại làm giảm nhu cầu của các nhà nhập khẩu.

Giá hàng hóa thế giới

Hàng hóa
ĐVT
Giá
+/-
+/- (%)
Dầu thô WTI
USD/thùng
99,46
0,00
0,00%
Dầu Brent
USD/thùng
106,92
+0,47
+0,44%
Dầu thô TOCOM
JPY/kl
65.390,00
+240,00
+0,37%
Khí thiên nhiên
USD/mBtu
4,31
-0,06
-1,28%
Xăng RBOB FUT
US cent/gallon
290,79
0,00
0,00%
Dầu đốt
US cent/gallon
292,01
0,00
0,00%
Dầu khí
USD/tấn
901,00
+11,75
+1,32%
Dầu lửa TOCOM
JPY/kl
77.220,00
+290,00
+0,38%
Vàng New York
USD/ounce
1.336,00
0,00
0,00%
Vàng TOCOM
JPY/g
4.388,00
-1,00
-0,02%
Bạc New York
USD/ounce
20,31
0,00
0,00%
Bạc TOCOM
JPY/g
67,60
-0,40
-0,59%
Bạch kim giao ngay
USD/t oz.
1.434,75
+3,00
+0,21%
Palladium giao ngay
USD/t oz.
794,50
+24,66
+3,20%
Đồng New York
US cent/lb
295,05
0,00
0,00%
Đồng LME 3 tháng
USD/tấn
6.480,00
+50,00
+0,78%
Nhôm LME 3 tháng
USD/tấn
1.723,00
+11,00
+0,64%
Kẽm LME 3 tháng
USD/tấn
1.952,00
0,00
0,00%
Thiếc LME 3 tháng
USD/tấn
22.825,00
-175,00
-0,76%
Ngô
US cent/bushel
479,00
+0,50
+0,10%
Lúa mì CBOT
US cent/bushel
693,25
-10,50
-1,49%
Lúa mạch
US cent/bushel
415,00
+5,00
+1,22%
Gạo thô
USD/cwt
15,43
-0,13
-0,84%
Đậu tương
US cent/bushel
1.408,75
-25,00
-1,74%
Khô đậu tương
USD/tấn
455,90
-10,60
-2,27%
Dầu đậu tương
US cent/lb
41,02
-0,29
-0,70%
Hạt cải WCE
CAD/tấn
440,50
-14,70
-3,23%
Cacao Mỹ
USD/tấn
2.957,00
-17,00
-0,57%
Cà phê Mỹ
US cent/lb
171,15
-3,00
-1,72%
Đường thô
US cent/lb
16,83
-0,22
-1,29%
Nước cam cô đặc đông lạnh
US cent/lb
152,95
-0,60
-0,39%
Bông
US cent/lb
93,31
+1,13
+1,23%
Lông cừu (SFE)
US cent/kg
1.027,00
0,00
0,00%
Gỗ xẻ
USD/1000 board feet
335,00
0,00
0,00%
Cao su TOCOM
JPY/kg
234,50
-0,20
-0,09%
Ethanol CME
USD/gallon
2,56
+0,03
+1,02%
T.Hải

Nguồn: Vinanet/Reuters, Bloomberg