(VINANET) – Hàng hóa thế giới đang trong kỳ tăng giá dài nhất trong vòng 3 năm bởi đồn đoán các nhà hoạch định chính sách sẽ tăng các biện pháp kích thích kinh tế.

Thị trường hàng hóa đang vươn tới tháng tăng giá mạnh nhất kể từ tháng 10 năm ngoái.

Mặc dù giá giảm nếu tính chung trong tuần qua, nhưng đồ thị xu hướng vẫn đang thể hiện xu hướng tăng kéo dài đã 7 tuần liên tiếp, kỳ tăng giá dài nhất kể từ tháng 6-2009. Ngô tăng giá mạnh nhất kể từ tháng 9-2011, và các khí gas thiên nhiên tăng mạnh nhất kể từ tháng 10-2006.

Sau mấy ngày quay đầu giảm, giá ngô đã tăng mạnh trở lại vào cuối tuần qua, bởi lo ngại hạn hán ở Mỹ có nguy cơ ảnh hưởng tới sản lượng. Tuy nhiên, tính chung trong tuần giá ngũ cốc giảm nhẹ lần đầu tiên kể từ giữa tháng 6, bởi mưa đầu tuần khiến giá giảm mạnh trong mấy phiên giao dịch đầu tuần.

 Dầu tăng 4 phiên liên tiếp, vàng gần cao nhất kể từ đầu tháng 5, và đồng cũng tăng trở lại vào phiên cuối tuần.

Các nhà đầu tư ngày càng hy vọng vào những biện pháp kích thích kinh tế mới của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).

Số liệu từ Mỹ cho thấy tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong quý II chỉ đạt 1,5%, thấp nhất kể từ quý III/2011.

Những diến biến phức tạp của khu vực đồng euro cũng có thể khiến khu vực này phải hành động mạnh tay hơn nữa. Tổng thống Pháp Francois Hollande và Thủ tướng Đức Angela Merkel qua trao đổi điện thoại đã nói rằng họ xác định sẽ làm tất cả để cứu đồng tiền chung. Và hãng tin Bloomberg cho biết chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB), Mario Draghi, sẽ gặp gỡ với chủ tịch Bundesbank, Jens Weidmann, để bàn bạc về một số biện pháp, trong đó có việc mua trái phiếu, để góp phần giải quyết những bế tắc của eurozone.

Những hành động mà các ngân hàng trung ương đã làm được cho là chưa đủ để cứu khu vực thoát khỏi tình trạng hiện tại, và có nguy cơ đà tăng giá hàng hóa sẽ chậm lại trong một vài tháng tới do sản xuất chậm lại trên toàn cầu.

Chỉ số quản lý sức mua (PMI) của Trung Quốc giảm xuống 50,2 trong tháng 7, thấp nhất trong năm nay.

Chỉ số 19 nguyên liệu Thomson Reuters-Jefferies CRB giảm 1,6%. Riêng trong phiên thứ 6 (kết thúc vào sáng 27-8), giá tăng 0,7%, mạnh nhất trong vòng 6 ngày.

Trong tháng, giá ngô tăng 28%. Lúa mì kỳ hạn tăng 21%, mạnh nhất trong vòng 2 năm.

Chỉ số chứng khoán GSCI Spot Index của Standard & Poor’s tăng 7,4% trong tháng này, mạnh nhất kể từ tháng 10. Chỉ số chứng khoán toàn cầu MSCI All-Country World Index tăng 1,1% trong tháng 7, và đồng USD tăng 1,4% so với rổ 6 tiền tệ chủ chốt khác. Trái phiếu kho bạc tăng 0,7%, theo báo cáo của Bank of America Corp.

Giá hàng hóa thế giới

Hàng hóa

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu Brent

USD/thùng

106,510

0,040

0,04%

Dầu khí

USD/tấn

913,000

2,750

0,30%

Dầu đốt

US cent/gallon

288,710

-0,240

-0,08%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

3,053

0,038

1,26%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

291,300

2,520

0,87%

Dầu thô WTI)

USD/thùng

90,020

-0,110

-0,12%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

614,000

6,100

1,00%

Cacao London

GBP/tấn

1.583,000

16,000

1,02%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.330,000

14,000

0,60%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

173,700

-0,350

-0,20%

Ngô

US cent/bushel

812,000

18,750

2,36%

Bông

US cent/lb

71,570

0,120

0,17%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

110,050

0,100

0,09%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

913,000

15,000

1,67%

Lúa mì KCB

US cent/bushel

918,500

12,500

1,38%

Đường thô

US cent/lb

22,520

0,020

0,09%

Đậu tương

US cent/bushel

1.639,000

37,250

2,33%

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

286,300

4,300

1,52%

Lúa mạch

US cent/bushel

388,000

8,250

2,17%

Gạo thô

USD/cwt

15,630

0,030

0,19%

Khô đậu tương

USD/tấn

490,100

13,300

2,79%

Dầu đậu tương

US cent/lb

53,510

0,700

1,33%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

1.185,000

0,000

0,00%

Đồng

US cent/lb

344,200

1,600

0,47%

Vàng New York

USD/ounce

1.624,800

2,100

0,13%

Vàng Hongkong

USD/ounce

1.623,200

3,400

0,21%

Bạc New York

USD/ounce

27,575

0,077

0,28%

Bạc Hongkong

USD/ounce

27,610

0,000

0,00%

(T.H – Reuters, Bloomberg)