• Các gói kích thích kinh tế và rủi ro về nguồn cung nâng giá hàng hóa tăng trong quý 3.
  • Ít khả năng giá tăng hơn nữa bởi kinh tế thế giới khó khăn
  • Dầu Brent tăng giá mạnh nhất kể từ quý I/2011
  • Vàng tăng giá mạnh nhất kể từ 2010

(VINANET) – Giá hàng hóa thế giới hầu hết tăng trong phiên giao dịch cuối cùng của tháng 9 (28-9), với kết quả quý 3 tăng giá mạnh nhất trong vòng 2 năm, song các nhà phân tích vẫn hoài nghi về xu hướng giá trong tương lai trong bối cảnh lo ngại về khủng hoảng nợ khu vực đồng euro và kinh tế thế giới mong manh.

Giá nguyên liệu tăng từ tháng 7 đến tháng 8, đạt mức cao kỷ lục nhiều tháng trong bối cảnh dự đoán các ngân hàng trung ương Mỹ, châu Âu và Trung Quốc sẽ mua trái phiếu vào và tung ra các chương trình kích thích thị trường khác.

Những gói kích thích đã đẩy giá dầu và kim loại tăng, trong khi giá các loại ngũ cốc như ngô tăng bởi hạn hán trầm trọng ở Mỹ và Biển Đen.

Dầu thô Brent kỳ hạn giá tăng gần 15% trong quý III, mức tăng mạnh nhất kể từ quý I/2011.

Đồng cũng có quý tăng giá mạnh nhất kể từ đầu năm ngoái, và vàng và ngô có quý tăng mạnh nhất kể từ năm 2010. Đường đi ngược lại xu hướng chung khi giảm 10%. Một số nhà phân tích bày tỏ sự thiếu tin tưởng về triển vọng giá sẽ tăng bền vững bởi tình hình Tây Ban Nha và Hy Lạp vẫn phức tạp, đi kèm với những biện pháp khắc khổ mới, và triển vọng đáng nghi ngờ của các nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc.

Tây Ban Nha sẽ công bố lịch trình các cải cách kinh tế trong tuần này, và ngân sách năm 2013 về việc cắt giảm chi tiêu để đáp ứng các biện pháp khắc khổ theo thỏa thuận với các chủ nợ.

Làn sóng phản đối các chính sách khắc khổ đang rộ lên ở Athens bởi Hy Lạp cố gắng cắt giảm chi tiêu gần 12 tỷ euro (15,6 tỷ USD) trong 2 năm tới.

Chỉ số 19 nguyên liệu Thomson Reuters-Jefferies CRB tăng trong phiên cuối cùng của quý III, khi một số nhà đầu tư phấn khởi với những cải cách ngân sách của Tây Ban Nha.

Theo giám đốc nghiên cứu hàng hóa Julian Jessop của hãng Capital Economics, châu Âu cần tăng trưởng hơn là khắc khổ.

Chỉ số CRB tăng 0,6% trong phiên cuối tháng, tăng 0,1% trong tuàn cuối tháng, giảm nhẹ trong tháng 9 và tăng gần 9% trong quý.

Dầu Brent tại London giá kết thúc tháng ở mức 112,39 USD/thùng, tăng nhẹ so với phiên trước đó, và tăng 0,7% trong tuần cuối tháng. Lạc quan về tình hình ở Tây Ban Nha, dầu Brent tăng giá nhờ thông tin các giếng dầu Biển Bắc đóng cửa nghỉ bảo dưỡng dài ngày hơn dự kiến, khiến lượng cung dầu ra thị trường hạn hẹp.

Giá dầu mỏ tuần qua cũng được hỗ trợ bởi lo ngại nguồn cung ở khu vực Trung Đông có thể bị gián đoạn sau khi căng thẳng gia tăng giữa Iran và Isareal về việc Tehran từ chối từ bỏ chương trình hạt nhân.

Dầu thô Mỹ kết thúc tháng ở mức giá 92,12 USD/thùng, tăng 0,4% so với phiên trước đó, nhưng giảm gần 1% trong tuần. Trong tháng 9 giá giảm gần 5% trong tuần cuối tháng, giảm gần 5% trong tháng 9, nhưng tăng hơn 8% trong quý.

Trong khi ở phần lớn quý III, thị trường dầu hướng hy vọng vào những cam kết mua trái phiếu của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), các điều kiện kinh tế là cơ sở để trả lời những câu hỏi có liên quan tới việc liệu nhu cầu có được hậu thuẫn nhờ môi trường tăng trưởng được cải thiện hay không.

“Kinh tế Hoa Kỳ vẫn trì trệ và chúng ta đang nhận thêm những thông tin kinh tế yếu kém từ Trung Quốc”, Victor Shum, giám đốc quản lý của công ty tư vấn năng lượng IHS Purvin & Gertz ở Singapore nhận điịnh. "Bức tranh kinh tế cho đến nay sáng sủa hơn. Song nếu xem xét kỹ bức tranh kinh tế thì thấy triển vọng trước mắt bi quan”.

Đồng kỳ hạn 3 tháng tại Sở giao dịch Kim loại London kết thúc tháng ở mức giá 8.205 USD/tấn, tăng 0,4% so với phiên trước đó và giảm 0,8% trong tuần cuối cùng của tháng. Tính chung trong quý, đồng LME tăng 7%, mức tăng mạnh nhất kể từ quý I/2011.

Thị trường đồng có thể sẽ biến động nhiều hơn nữa trong quý IV bởi ảnh hưởng tích cực từ các chương trình kích thích kinh tế sẽ bị giảm mạnh bởi ảnh hưởng tiêu cực từ sự sa sút của các nền kinh tế, nhà phân tích Edward Meir của INTL FCStone cho biết.

Những dấu hiệu tăng trưởng toàn cầu chậm lại tiếp tục phát đi từ châu Á, nơi sản xuất công nghiệp của Hàn Quốc giảm tháng thứ 3 liên tiếp, trong khi sản xuất công nghiệp của Nhật Bản tháng 8 giảm nhiều hơn dự kiến.

Giá vàng giao ngay kết thúc phiên cuối tháng 9 quanh mức 1.770 USD/ounce, giảm gần 0,5% so với phiên trước đó, nhưng tăng 11% trong quý, mức tăng mạnh nhất kể từ quý II/2010. Kim loại quý này đã tăng gần 5% trong tháng 9, là tháng thứ 4 liên tiếp tăng.

Ngô Mỹ kỳ hạn giá 7,56 USD/bushel, tăng gần 6% trong phiên cuối tháng. Trong quý, giá ngô tăng 12%.

Giá hàng hóa thế giới

Hàng hóa

ĐVT

Giá 28/9

+/-

+/-(%)

+/-(so với đầu năm)

Dầu thô WTI

USD/thùng

92,01

 0,16

 0,2%

 -6,9%

Dầu thô Brent

 USD/thùng

112,08

 0,07

 0,1%

4,4%

Khí thiên nhiên

 USD/gallon

3,320

0,023

 0,7%

 11,1%

Vàng giao ngay

 USD/ounce

1773,90

-6,60

-0,4%

 13,2%

Vàng kỳ hạn

USD/ounce

1772,05

-5,24

-0,3%

 13,3%

Đồng Mỹ

US cent/lb   

 371,40

 0,00

 0,0%

8,1%

Đồng LME

USD/tấn

 8205,00

30,00

 0,4%

8,0%

Dollar

 

 79,942

0,394

 0,5%

 -0,3%

CRB

 

309,300

1,970

 0,6%

1,3%

Ngô Mỹ

 US cent/bushel

759,50

40,00

 5,6%

 17,5%

Đậu tương Mỹ

 US cent/bushel

 1602,75

31,50

 2,0%

 33,7%

Lúa mì Mỹ

US cent/bushel

912,25

44,00

 5,1%

 39,8%

Cà phê arabica

 US cent/lb

 173,50

-0,80

-0,5%

-24,0%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2516,00

34,00

 1,4%

 19,3%

Đường thô

US cent/lb

19,58

-0,02

-0,1%

-15,7%

Bạc Mỹ

 USD/ounce

 33,883

0,000

 0,0%

 21,4%

Bạch kim Mỹ

USD/ounce

1634,40

 0,00

 0,0%

 16,3%

Palladium Mỹ

USD/ounce

 624,70

 0,00

 0,0%

 -4,8%

(T.H – Reuters)