(VINANET) – Giá dầu trên thị trường thế giới tiếp tục giảm. Dầu thô ngọt nhẹ (WTI) tại New York giá giảm 1,1% xuống 102,29 USD/thùng sau khi Mỹ thông báo tồn trữ dầu gia tăng.

Theo báo cáo của Ủy ban thông tin năng lượng Mỹ (EIA), dự trữ dầu thô trên cả nước giảm 2,4 triệu thùng vào tuần trước, cao hơn so với dự báo giảm 2 triệu thùng của các chuyên gia. Tồn kho xăng tăng 600.000 thùng trong khi được dự báo là sẽ giảm do nhu cầu tiêu thụ tăng cao trong ngày lễ Quốc Khánh.

Một số chuyên gia cho rằng, nhu cầu tiêu thụ xăng giảm là do phía đông chịu ảnh hưởng của cơn bão nhiệt đới, cản trở các kế hoạch du lịch của người dân.

Báo cáo của EIA cũng chỉ ra rằng, nguồn cung tại điểm phân phối dầu chính của Mỹ - Cushing, Okla - đã tăng 450.000 thùng vào tuần trước, ghi nhận 2 tuần tăng liên tiếp.

Dầu Brent cũng giảm giá sau khi Libya công bố đã khởi động lại khu vực khai thác dầu chính. Việc khởi động lại khu sản xuất dầu lớn và 2 cảng xuất khẩu dầu hoạt động trở lại có thể giúp tăng sản lượng dầu hiện tại của Libya lên 1 triệu thùng/ngày, gấp 3 lần so với mức hiện tại.

Trên thị trường kim loại quý, giá vàng tăng lên mức cao nhất 1 tuần sau khi biên bản cuộc họp của Fed không cho thấy bất kỳ dấu hiệu nào về việc sớm tăng lãi suất.

Giá vàng giao tháng 8 tăng 7,8 USD lên 1.324,3 USD/ounce với khối lượng giao dịch cao hơn 38% so với mức trung bình 100 ngày.

Đồng USD xuống mức thấp nhất gần 1 tuần so với các đồng tiền mạnh trong giỏ tiền tệ, giúp nâng cao vị thế tài sản trú ẩn của vàng.

Quỹ đầu tư tín thác vàng lớn nhất thế giới SPDR hôm 8/7 đã mua vào thêm hơn 2 tấn vàng sau khi tích thêm 1,8 tấn trong ngày 7/7. Tính đến ngày 8/7, lượng vàng SPDR nắm giữ tăng lên 800,23 tấn, ghi nhận mức cao nhất kể từ ngày 16/4; đồng thời, nâng tổng tài sản của quỹ lên trên 34 tỷ USD, tăng khoảng 345 triệu USD so với phiên giao dịch trước đó. Như vậy khoảng nửa tháng trở lại đây, SPDR đã liên tục mua vàng bất chấp giá biến động thất thường.

Với các kim loại quý khác, giá bạc giao ngay tăng cùng với giá vàng, tăng 0,8% lên 21,17 USD/ounce. Giá palladium giao ngay tăng 0,5% lên 871,22 USD/ounce, trong phiên giao dịch có lúc đạt 873,8 USD/ounce, mức cao nhất kể từ tháng 2/2001. Giá bạch kim giao ngay tăng 1,3% lên 1.507 USD/ounce.

Trên thị trường nông sản, giá cà phê vững đến giảm do thông tin sản lượng cà phê của Ấn Độ, nước sản xuất lớn thứ 3 châu Á có thể đạt mức kỷ lục do thời tiết thuận lợi, theo Hội đồng cà phê Ấn Độ.

Sản lượng của Ấn Độ có thể tăng 13% lên 344.750 tấn trong vụ bắt đầu từ 1/10 từ mức 304.500 tấn cùng kỳ năm ngoái. Trong số này, 239.250 tấn là cà phê robusta và 105.500 tấn arabica. Ấn Độ xuất khẩu 70% sản lượng sang châu Âu và Nga.

Việc Ấn Độ tăng sản lượng cà phê có thể làm tăng cung cà phê toàn cầu và gây sức ép lên giá. Giá cà phê Arabica tại New York đã giảm 22% từ mức cao nhất 2 năm vào tháng 4 sau khi mưa ở Brazil giảm mối quan tâm của thiệt hại cây trồng. Giá cà phê Robusta tại London cũng giảm 7% từ mức cao nhất trong 17 tháng vào tháng 3.

Giá arabica tại New York kỳ hạn giao tháng 7 giá không đổi ở 170,3 cent/lb, kỳ hạn giao tháng 9 giá giảm 0,03% xuống 172,9 cent/lb.

Trên sàn Liffe tại London, sau phiên phục hồi trước, giá cà phê Robusta các kỳ hạn lại quay đầu giảm nhẹ. Kỳ hạn giao tháng 7 giá giảm 7 USD, tương đương 0,34% xuống 2.058 USD/tấn. Giá giao tháng 9 giảm 7 USD, tương đương 0,34% xuống 2.056 USD/tấn.

Thị trường cũng chịu ảnh hưởng từ thông tin thời tiết khô hạn ở khu vực trồng cà phê của Việt Nam và xuất khẩu từ Indonesia giảm.

 

Việt Nam có thể xuất khẩu 90,000-120.000 tấn (1,5-2 triệu bao) cà phê trong tháng 7, so với khoảng 110.000 tấn trong tháng 6, theo các thương nhân. Các thương nhân ước tính dự trữ cà phê tại TPHCM, thị trường giao dịch cà phê lớn nhất của Việt Nam, khoảng 200.000-240.000 tấn, giảm từ khoảng 300.000 tấn vào cuối tháng 6.

Giá cà phê Việt Nam có xu hướng giảm nhẹ theo giá thế giới. Giá cà phê nhân xô các tỉnh Tây Nguyên đồng loạt giảm 100 nghìn đồng/tấn so với hôm qua xuống 40,3-40,7 triệu đồng/tấn. Giá cà phê Robusta giao tại cảng TPHCM giá FOB giảm 7 USD xuống 2.016 USD/tấn.

Giá hàng hóa thế giới

Hàng hóa

ĐVT

Giá 9/7

Giá 10/7

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng
103,41
101,96
-2,45
-0,32%

Dầu Brent

USD/thùng
108,83
108,15
-0,68
-0,12%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl
66.640,00
66.460,00
-370,00
-0,55%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu
4,20
4,17
0,00
0,00%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

296,60
293,26
-0,51
-0,17%

Dầu đốt

US cent/gallon
287,69
287,03
-0,08
-0,03%

Dầu khí

USD/tấn
887,75
884,75
-1,00
-0,11%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl
83.100,00
82.970,00
-390,00
-0,47%

Vàng New York

USD/ounce
1.321,90
1.331,00
+6,70
+0,51%

Vàng TOCOM

JPY/g
4.318,00
4.342,00
+12,00
+0,28%
Bạc New York
USD/ounce
21,12
21,23
+0,16
+0,75%

Bạc TOCOM

JPY/g
68,80
69,10
+0,10
+0,14%

Bạch kim giao ngay

USD/t oz.

1.502,38
1.509,88
+4,69
+0,31%

Palladium giao ngay

USD/t oz.

874,06
874,20
+0,76
+0,09%

Đồng New York

US cent/lb

325,50
324,70
-0,10
-0,03%

Đồng LME 3 tháng

USD/tấn
7.130,00
7.125,00
-5,00
-0,07%

Nhôm LME 3 tháng

USD/tấn
1.940,00
1.939,00
-1,00
-0,05%

Kẽm LME 3 tháng

USD/tấn
2.282,00
2.281,00
-1,00
-0,04%

Thiếc LME 3 tháng

USD/tấn
22.500,00
22.280,00
-220,00
-0,98%
Ngô

US cent/bushel

403,25
395,50
-2,50
-0,63%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

556,75
550,50
-0,75
-0,14%

Lúa mạch

US cent/bushel

339,75
330,50
+0,75
+0,23%

Gạo thô

USD/cwt
13,65
13,46
+0,01
+0,04%

Đậu tương

US cent/bushel

1.111,00
1.100,75
-3,00
-0,27%

Khô đậu tương

USD/tấn
355,60
354,10
-1,10
-0,31%

Dầu đậu tương

US cent/lb

37,84
37,31
+0,01
+0,03%

Hạt cải WCE

CAD/tấn
459,50
449,50
+0,40
+0,09%

Cacao Mỹ

USD/tấn
3.116,00
3.087,00
-29,00
-0,93%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

172,95
172,90
-0,05
-0,03%

Đường thô

US cent/lb

17,68
17,42
-0,26
-1,47%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

150,85
151,05
+0,20
+0,13%

Bông

US cent/lb

70,31
69,55
-0,12
-0,17%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

-
-
-
-%

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

332,70
341,60
+2,60
+0,77%

Cao su TOCOM

JPY/kg
201,20
201,30
-0,80
-0,40%

Ethanol CME

USD/gallon
2,14
2,15
-0,00
-0,09%
T.Hải

Nguồn: Vinanet/Reuters, Bloomberg