Giá hàng hóa hầu hết vững trong phiên giao dịch vừa qua, 06/12/2011 (kết thúc vào sạng sáng 7/12 giờ VN), với hy vọng hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu cuối tuần này sẽ mang lại một thỏa thuận có thể góp phần tích cực giải quyết khủng hoảng nợ công khu vực.

Dầu thô tăng phiên thứ 2 liên tiếp, song khối lượng giao dịch không nhiều khi sắp tới kỳ nghỉ cuối năm.

Tuy nhiên, nỗi lo sợ về những cơn sốc có thể xảy ra ở khu vực đồng euro kìm chân nhiều thương gia và nhà đầu tư, mặc dù họ cũng lạc quan về triển vọng hội nghị thượng đỉnh eurozone.

Dầu tăng giá trước kế hoạch của Đức và Pháp tăng cường hợp tác tài chính trong châu Âu để tránh khả năng các nước trong khu vực bị hạ mức tín nhiệm.

Euro giảm giá so với USD, một ngày sau khi Standard & Poor cảnh báo sẽ hạ mức tín nhiệm của 15 trong số 17 quốc gia eurozone.

Dầu cũng được hỗ trợ bởi niềm tin cuộc họp tuần tới của các nước sản xuất dầu (OPEC) sẽ nhất trí về mục tiêu sản xuất mới, sẽ hợp pháp hóa sản lượng hiện nay - khoảng 30 triệu thùng/ngày.

Dầu thô Mỹ kỳ hạn tháng tới tăng 29 US cent lên 101,2 USD/thùng, sau phiên giao dịch trước gần như không thay đổi.

Dầu Brent tại London tăng 1 USD lên 110,81 USD/thùng.

Các thị trường nông sản từ đậu tương tới ngô và lúa mì đều nhất loạt tăng giá sau khi giảm gần đây, khiến một số nhà đầu tư tiin rằng thị trường đã qua đáy và bắt đầu hồi phục.

Ngô kỳ hạn tháng 1 giá tăng 5 US cent đạt 5,85-1/4 USD/bushel. Lúa mì kỳ hạn tại Chicago giá tăng 1-1/2 US cent lên 6,13 USD/bushel. Đậu tương tăng 3 ¼ US cent lên 11,29-1/2 USD/bushel.

Đồng giá giảm trên 1% sau khi những số liệu cho thấy hoạt động sản xuất giảm trên nhiều quốc gia châu Âu, đặc biệt ở các nước khu vực đồng euro, và cả ở Trung Quốc gây hoang mang cho các nhà đầu tư. Chỉ số sản xuất của Anh giảm mạnh nhất trong vòng 2 năm.

Nhu cầu xuất khẩu suy giảm cũng gây trì trệ sản xuất ở một số quốc gia lớn ở châu Á.

Tại Trung Quốc, chỉ số quản lý sức mua – thước đo hoạt động sản xuất – giảm trong tháng 11, gây lo ngại về nhu cầu nguyên liệu từ nước nhập khẩu nguyên liệu khổng lồ này.

“Nhiều thứ gây thất vọng”, ông Bart Melek, giám đốc chiến lược hàng hóa của tập đoàn TD Bank Financial Group cho biết. "Về lâu dài, châu Âu gần như chắc chắn sẽ suy thoái, Trung Quốc giảm tốc do hoạt động xây dựng và nay là hoạt động sản xuất chậm lại”.

Điểm sáng duy nhất về sản xuất lúc này là Mỹ, nơi hoạt động sản xuất tháng 11 tăng vượt dự kiến, mạnh nhất kể từ tháng 6, và số đơn đặt hàng cũng tăng.

Giá hàng hóa thế giới

Hàng hóa

ĐVT

Giá

+/-

+/-(%)

+/-(so với đầu năm)

Dầu thô WTI

USD/thùng

 101,23

 0,24

 0,2%

 10,8%

Dầu thô Brent

 USD/thùng

110,64

 0,83

 0,8%

 16,8%

Khí thiên nhiên

 USD/gallon

3,487

0,026

 0,8%

-20,8%

Vàng giao ngay

 USD/ounce

1727,90

-2,80

-0,2%

 21,6%

Vàng kỳ hạn

USD/ounce

1727,80

 0,15

 0,0%

 21,7%

Đồng Mỹ

US cent/lb

 356,55

-3,85

-1,1%

-19,8%

Đồng LME

USD/tấn

 7835,00

-105,00

-1,3%

-18,4%

Dollar

 

 78,549

 -0,021

 0,0%

 -0,6%

CRB

 

313,520

0,520

 0,2%

 -5,8%

Ngô Mỹ

 US cent/bushel

585,25

 5,00

 0,9%

 -7,0%

Đậu tương Mỹ

 US cent/bushel

 1129,50

 3,25

 0,3%

-19,0%

Lúa mì Mỹ

US cent/bushel

598,75

 0,00

 0,0%

-24,6%

Cà phê Mỹ

 US cent/lb

 232,85

-1,10

-0,5%

 -3,2%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2168,00

 -38,00

-1,7%

-28,6%

Đường Mỹ

US cent/lb

24,18

 0,10

 0,4%

-24,7%

Bạc Mỹ

 USD/ounce

 32,672

0,366

 1,1%

5,6%

Bạch kim Mỹ

USD/ounce

1524,00

-8,50

-0,6%

-14,3%

Palladium Mỹ

USD/ounce

 668,60

24,10

 3,7%

-16,8%

(T.H – Reuters)