(VINANET) – Giá hàng hóa thế giới tuần qua hầu hết giảm, bởi dư âm gói kích thích QE3 của Hoa Kỳ mất dần, trong khi lo ngại về tăng trưởng kinh tế toàn cầu gia tăng.

Phiên giao dịch đầu tuần và cuối tuần, giá dầu tăng mạnh, kỳ vọng vào việc Tây Ban Nha sẽ nhận được gói cứu trợ, nhưng giữa tuần giá giảm mạnh.

Vàng tiếp tục được hậu thuẫn bởi ảnh hưởng từ gói kích thích kinh tế của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và Ngân hàng Trung ương châu Âu.

Đồng tăng phiên giao dịch cuối tuần bởi đồn đoán gói kích thích tiền tệ sẽ làm tăng thanh khoản và đẩy tăng nhu cầu kim loại toàn cầu, nhất là ở Trung Quốc, nơi có nhu cầu nguyên liệu rất lớn. Tuy nhiên tính chung trong tuần, giá cũng giảm nhẹ.

Trên thị trường nông sản, giá giảm vào đầu tuần, nhưng đã tăng trở lại vào phiên cuối tuần, sau phát biểu của Bộ trưởng Kinh tế Nga làm dấy lên lo ngại khả năng nước xuất khẩu lúa mì lớn thứ 3 thế giới này sẽ hạn chế xuất khẩu ngũ cốc.

Phiên cuối tuần, chỉ số Thomson Reuters-Jefferies CRB tăng 0,7%, sau khi 15 trong số 19 hàng hóa tính chỉ số tăng giá. Khí gas và cà phê dẫn đầu đà tăng giá phiên cuối tuần, với mức tăng khoảng 3% mỗi loại.

Tính chung cả tuần, CRB giảm gần 4% sau khi giá giảm mạnh 4 phiên đầu tuần. Các nhà đầu tư đã bán tháo hàng loạt sau khi nhiều dấu hiệu cho thấy tăng trưởng yếu kém ở các nền kinh tế chủ chốt, làm họ nản lòng sau 4 tuần lạc quan, và dự báo các ngân hàng trung ương lớn sẽ nới lỏng tiền tệ hơn nữa.

Dầu Brent kỳ hạn tại London giá tăng 1,3% lên 111,42 USD/thùng phiên cuối tuần do đồn đoán Tây Ban Nha có thể sớm yêu cầu hỗ trợ tài chính để giúp dịu lại cuộc khủng hoảng nợ.

Giá dầu cũng được hỗ trợ bởi bạo loạn tiếp diễn ở Trung Đông và Bắc Phi, và sự chậm trễ giao dầu mỏ Biển Bắc. Dầu thô Mỹ tăng 47 US cent đạt 92,89 USD.

Tuy nhiên trong tuần, cả dầu Brent và dầu Mỹ đều giảm, với Brent giảm 4,5% còn dầu Mỹ giảm gần 6%. Nguyên nhân bởi những lo ngại về tình hình kinh tế, tồn trữ dầu thô Mỹ gia tăng và thông tin Arập Xêút đang sẵn sàng cung cấp thêm dầu để giảm nhiệt giá.

Giá vàng giao ngay tăng 0,3% đạt 1.772 USD/ounce phiên cuối tuần, sau khi đạt kỷ lục cao 1.787,20 USD. Mức cao kỷ lục của năm 2012 là 1.790,30 USD.

Các nhà đầu tư vẫn tích cực mua vàng, với dự đoán giá có thể sẽ tăng lên mức 2.000 USD/ounce.

Đồng kỳ hạn 3 tháng tại London tăng 16,50 USD đạt 8.281,50 USD/tấn. Đầu tuần, giá đã đạt kỷ lục cao 4 tháng rưỡi là 8.422 USD/tấn, trước khi giảm xuống mức thấp chỉ 8.266 USD/tấn.

Giá lúa mì kỳ hạn tại Mỹ tăng 2% sau khi Nga – chiếm 14% tổng mậu dịch lúa mì thế giới năm 2011/12, cho biết họ có thể hạn chế xuất khẩu ngũ cốc nếu giá trong nước tiếp tục tăng.

Bất kỳ sự hạn chế xuất khẩu nào từ Nga cũng sẽ mở ra cơ hội cho Mỹ và châu Âu tăng bán lúa mì, mặc dù phần lớn nguồn cung lúa mì Mỹ đã được cam kết xuất khẩu.

Lúa mì kỳ hạn tháng 12 tại Chicago giá tăng 17-3/4 US cents lên 8,97-1/4 USD/bushel, vượt mức trung bình của 50 ngày. Trong tuần, hợp đồng này đã giảm giá nhẹ, giảm lần đầu tiên trong vòng 4 tuần.

Giá hàng hóa thế giới

Hàng hóa

ĐVT

Giá 22/9

Giá 15/9

+/-(so với đầu năm)

Dầu thô WTI

USD/thùng

93,08

98,97

 -5,8%

Dầu thô Brent

 USD/thùng

111,59

116,76

3,9%

Khí thiên nhiên

 USD/gallon

2,885

2,943

 -3,5%

Vàng giao ngay

 USD/ounce

1778,00

1772,70

 13,5%

Vàng kỳ hạn

USD/ounce

1773,04

1771,24

 13,4%

Đồng Mỹ

US cent/lb        

 380,35

 385,15

 10,7%

Dollar

 

 79,363

 78,845

 -1,0%

CRB

 

308,980

320,930

1,2%

Ngô Mỹ

 US cent/bushel

751,00

786,00

 16,2%

Đậu tương Mỹ

 US cent/bushel

 1622,00

 1740,00

 35,3%

Lúa mì Mỹ

US cent/bushel

908,00

936,50

 39,1%

Cà phê arabica

 US cent/lb

 173,30

 181,10

-24,1%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2521,00

2642,00

 19,5%

Đường thô

US cent/lb

19,38

19,91

-16,6%

Bạc Mỹ

 USD/ounce

 34,567

 34,603

 23,8%

Bạch kim Mỹ

USD/ounce

1637,10

1712,70

 16,5%

Palladium Mỹ

USD/ounce

 670,05

 698,80

2,1%

(T.H – Reuters)