Dự trữ cao có nghĩa là Indonesia không cần nhập khẩu gạo năm 2013
Sản xuất lúa Indonesia dự báo vững hoặc tăng đến 5%

(VINANET) – Cơ quan Thu mua Lương thực Quốc gia Indonesia (Bulong) đã tăng lượng dự trữ lên gần 3 triệu tấn, đồng nghĩa với việc quốc gia lớn nhất Đông Nam Á này sẽ giảm nhu cầu nhập khẩu gạo trong năm nay.

Việc Indonesia có dự trữ lớn và giảm nhập khẩu sẽ là tin không vui với Thái lan, nơi chính phủ đặt mục tiêu bán tới 1,5 triệu tấn gạo mỗi tháng từ nay tới cuối năm. Thái lan cần cắt lỗ từ chương trình trợ giá mua lúa gạo đắt đỏ và giải phóng chỗ để chứa gạo vụ mới.

Đầu tháng này, Bulog - thường duy trì mức dự trữ khoảng 1,5 đến 2 triệu tấn gạo bằng việc thu mua trong nước và mua của các nhà cung cấp trong khu vực – cho biết họ có thể sẽ nhập khẩu tới 600.000 tấn gạo trong năm nay. Tuy nhiên, họ cũng cho biết hy vọng sẽ không hải nhập khẩu gạo trong năm 2013.

“Mức dự trữ của chúng tôi hiện nay là 2,82 triệu tấn”, CEO của Bulog, Sutarto Alimoeso cho biết.

Ông cho biết, hiện vẫn chưa rõ liệu Indoensia có cần nhập khẩu gạo trong năm nay hay không vì còn phụ thuộc vào sản lượng nội địa, và nếu sản lượng tăng 5% như năm trước thì sẽ không cần nhập khẩu thêm nữa.

Cơ quan thống kê Indonesia dự báo sản lượng lúa Indonesia sẽ ít thay đổi so với năm ngoái, ở mức 69,72 triệu tấn, trong khi Bộ Nông nghiệp dự báo sẽ tăng 5% lên 72,1 triệu tấn.

Indonesia đãn hập khẩu 1,38 triệu tấn gạo trong năm vừa qua, và thường mua của Việt Nam, Ấn Độ và Thái lan.

Đầu năm nay, một quan chức Bộ Nông nghiệp đề nghị Bulog không nhập khẩu gạo trong năm nay bởi lượng cung cả năm chắc chắn sẽ tăng 22% lên 8,3 triệu tấn.

Thái Lan đã xây dựng kho dự trữ tới 18 triệu tấn do các chương trình thu mua can thiệp có giá cao vượt xa so với giá thị trường. Chương trình này được áp dụng từ sau cuộc bầu cử năm 2011.

Thái lan hiện đang nỗ lực bán gạo dự trữ để có tiền chi cho chương trình thu mua rất tốn kém.

Indonesia từng là nước tự cung tự cấp lúa gạo vào đầu thập niên 1980, nhưng san lượng giảm dần do diện tích đất nông nghiệp bị chuyển dần sang xây nhà do bùng nổ dân số. Bộ Nông nghiệp đã dự thảo quy chế 2013-15 để ngừng chuyển đổi đất nông nghiệp – chủ yếu để trồng lúa – sang đất công nghiệp hoặc xây nhà.

Bulog, có thể vẫn nhập khẩu thịt bò, ngô, đường và ngô.

(T.H – Reuters)