Bốc xếp thức ăn chăn nuôi nhập khẩu  
Bốc xếp thức ăn chăn nuôi nhập khẩu  


Số liệu thống kê Tổng cục Hải quan Việt Nam cho thấy, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu trong tháng 2/2010 đạt 203,9 triệu USD, tăng 36,9% so với tháng trước, nâng tổng trị giá nhập khẩu trong hai tháng lên gần 353 triệu USD, tăng 139,6% so với cùng kỳ năm 2009.

Trong đó, mặt hàng khô dầu đậu tương nhập khẩu trong tháng là 284 nghìn tấn, tăng 30,2% với trị giá 132 triệu USD, nâng lượng nhập khẩu 2 tháng lên gần 502 nghìn tấn với trị giá là 230 triệu USD, chiếm 65% kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này.

Về thị trường nhập khẩu, trong tháng 2/2010, Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ thị trường Achentin, với kim ngạch đạt cao nhất 63,2 triệu USD, chiếm 32,9% kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này trong tháng của cả nước, tăng 493,41% so với tháng trước. Tính chung 2 tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu của Việt Nam từ thị trường Achentina đạt 83,34 triệu USD, tăng 5049,49% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đứng thứ hai là thị trường Hoa Kỳ, với kim ngạch nhập trong tháng 2/2010 đạt 41,25 triệu USD, tăng 53,05% so với tháng trước, nâng tổng kim ngạch 2 tháng đầu năm đạt 69 triệu USD, tăng 991,75% so với cùng kỳ.

Xếp thứ ba về kim ngạch là thị trường Ấn Độ với kim ngạch trong tháng đạt 34,7 triệu USD, giảm 44,86% so với tháng 1/2010. Tính chung 2 tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này từ thị trường Ấn Độ đạt 98,26 triệu USD, tăng 5,9% so với cùng kỳ.

Thống kê thị trường nhập khẩu mặt hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu tháng 2/2010

ĐVT: USD
 
T2/2010
2 T 2010

So sánh với T1/2010 (%)

2 T/2010 So với 2 tháng 2009 (%)

Achentina
63.251.601
83.342.045
+493,41
+5.049,49
Hoa Kỳ
41.255.924
69.099.303
+53,05
+991,75
Ấn độ
34.798.185
98.267.506
-44,86
+5,90
Trung Quốc
8.953.191
20.658.774
-23,93
+161,92
Tiểu Vương quốc Ạâp Thống nhất
3.831.381
7.852.156
+0,52
+565,53
Thái Lan
3.417.658
6.561.433
+8,71
+125,96

Indonesia

2.969.527
3.915.549
+213,90
-33,58
Philipin
1.651.197
3.616.106
+14,67
+1.054,20
Đài Loan
1.475.722
2.799.704
+11,46
+108,30
Italia
1.272.067
3.323.184
-37,98
-14,25
Pháp
1.279.653
2.635.079
-5,85
+66,12
Oxtrâylia
1.250.466
1.940.181
+81,30
+400,16
Malaixia
1.169.193
2.128.631
+35,71
+306,63
Xingapo
1.018.618
2.112.037
-4,44
+107,22

Canada

728.776
4.659.199
-81,46
+2.263,06
Tây Ban Nha
579.034
1.113.256
+8,39
+71,17
Hàn Quốc
525.993
1.474.122
-44,52
+68,40
HàLan
473.557
938.562
+1,84
+473,38
Nhật Bản
471.998
613.400
+233,80
+118,86
Anh
333.380
555.567
+50,04
+15,29
Bỉ
291.243
642.661
-17,12
+62,00
Áo
263.532
468.320
+28,69
-64,41
Chilê
90.480
440.311
-74,14
-74,89
Đức
64.930
72.638
*
-19,78

Theo Bộ NN&PTNT, trong vòng 3 năm trở lại đây, giá TĂCN trên thị trường đã tăng tới 40-60% tùy loại. Ngoài khô dầu đậu tương giảm 3% so với cùng thời điểm tháng 12/2009, còn lại giá nguyên liệu khác vẫn chưa hạ nhiệt. Hiện tại, giá sắn lát trên thị trường tăng 2,6%, ngô tăng 3%... kéo theo giá TĂCN cũng tăng cao (cám gà tăng 2%, cám lợn thịt tăng 2,3%). Theo các đại lý TĂCN, giá bán lẻ thức ăn cho lợn, gà vừa được các công ty tăng lên từ ngày 1/2/2010. Thức ăn hỗn hợp tăng 160 đồng/kg, thức ăn đậm đặc tăng 200 đồng/kg. Đây là lần tăng giá thứ ba kể từ đầu năm 2010 với mức tăng tổng cộng là 480 đồng/kg cho thức ăn hỗn hợp và 600 đồng/kg cho thức ăn đậm đặc. Trong khi đó, giá thành phẩm chăn nuôi bắt đầu chững lại và giảm so với thời điểm cuối năm 2009.

Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho biết, để bình ổn giá TĂCN, Bộ Tài chính và Bộ NN&PTNT cần phải thống nhất một số giải pháp cụ thể, đưa ra mức giá ở từng giai đoạn, quy định mức tăng giá phù hợp.

Được biết, mỗi năm nước ta cần khoảng 17-18 triệu tấn TĂCN, trong đó sản xuất công nghiệp mới đáp ứng được gần 50% nhu cầu (khoảng 6 triệu tấn TĂCN cho gia súc, gia cầm và 2,4 triệu tấn TĂCN thủy sản), còn lại là do hộ chăn nuôi tự cung, tự cấp. Trong số 8,5 triệu tấn TĂCN công nghiệp sản xuất mỗi năm, các nhà máy chế biến phải nhập khẩu 3,7 triệu tấn nguyên liệu/năm.

Nguồn: Vinanet