Giống như các quốc gia Đông Á sau cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á những năm 1997-1998, hay những nước Đông Âu sau sự sụp đổ của LB Xôviết những năm 1991, đời sống kinh tế của Mỹ đang lâm nguy do các cú sốc lan ra từ sự sụp đổ của các tập đoàn tài chính vướng vào nợ nần.
Trong vòng 14 tháng qua, mọi giả định lần lượt được chứng minh là không đúng. Tại sao? Các điều kiện tín dụng dễ dãi được đưa ra để giúp kinh tế vĩ mô tăng trưởng mạnh; giá trị tài sản được đưa vào sổ sách đều ở mức đỉnh điểm; nhưng nợ của chính phủ và mức độ nợ của người tiêu dùng trong vòng 6 năm qua đã vượt quá xa những sự thận trọng cần thiết.
Tín dụng có được từ vay mượn không thể thay thế thu nhập từ lương và lợi nhuận từ thuế. Giờ đây, bên cạnh thói "nghiện dầu mỏ" thường được nhắc tới ở Mỹ, lại xuất hiện một chứng nghiện mới chưa được đề cập bao giờ, đó là "nghiện tín dụng nước ngoài". Năm 2007, Mỹ nhập khẩu (NK) 49% tổng số vốn NK toàn cầu. "Cơn nghiện" này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn trong điều kiện tín dụng siết chặt.
Các NH và Cty tài chính hàng đầu của Mỹ từng đạt mức tăng trưởng lớn và thu về các khoản lợi nhuận lớn trên sổ sách, giờ phải điều chỉnh lại sổ sách đối với tất cả các khoản nợ đó. Hậu quả là chính những gì làm nên sự tăng trưởng đã tạo ra sự đổ vỡ.
Để tiến lên phía trước, Mỹ cần một chính sách quốc gia gắn kết, giữa các Cty hàng đầu, các cơ quan điều hành và cả các học giả. Mỹ cần tiếp tục hạ thấp các khoản nợ, tăng doanh thu và chi tiêu chính phủ ổn định, đồng thời tiến hành cải cách quyết liệt và tiên phong trong các cơ quan quản lý.
Giờ đây những lời kêu gọi nhằm thực hiện các giải pháp hạ giá nhà, định giá lại tài sản sẽ tiếp tục. Nước Mỹ không thể giữ giá nhà đất ở mức cao mà chúng chưa bao giờ đạt tới, vì thế cần sớm sửa lại các quy tắc cho vay; cần nhìn vào chi tiêu của chính phủ để tạo ra việc làm, lợi nhuận từ thuế và tiếp tục cứu các ngành kinh doanh quan trọng. Nước Mỹ cần một uỷ ban liên bang để đánh giá lại giá trị tài sản trên sổ sách và công bố công khai về những gì mà họ phát hiện ra.
Điều chắc chắn, không phải tất cả các CK liên quan đến thế chấp đều là rác rưởi. Vì thế, cần thận trọng để ngăn chặn việc điều chỉnh sổ sách quá mức từ Cty yếu đang bên bờ vực phá sản. Đã đến lúc phải vượt qua việc đổ lỗi cho thị trường, cho quy tắc, cho các chủ nợ để tìm kiếm một chiến lược quốc gia mạch lạc hơn.
Mquiz.net

Nguồn: Internet