Nếu Trung Quốc đang “làm mưa làm gió” ở các nhóm hàng mà hạn ngạch được xoá bỏ thì họ lại thất bại ở những nhóm khác. Bangladesh và Việt Nam được lợi thế trong việc các quốc gia nhập khẩu tìm kiếm hàng hoá rẻ. Cùng lúc đó Ấn Độ, Pakistan và Trung Mỹ lại đang gặp vấn đề.
 
Theo như số liệu ban đầu, hàng quần áo làm từ vải bông nhập khẩu vào Mỹ đã giảm xuống trong tháng 1 năm nay.  Mặc dù hạn ngạch đã được xoá bỏ ở hầu hết các nhóm hàng nhạy cảm, các chuyến hàng từ nước ngoài vẫn không tăng lên trong tháng 1/2009, điều này ảnh hưởng đến tình trạng bán lẻ giảm sút tại Mỹ.
 
Nhóm 339 (áo sơ mi dệt kim của phụ nữ và bé gái) là một ví dụ. Khối lượng nhập khẩu đã gảm gần 11% vào tháng 1, trong khi cả năm 2008 lượng hàng này chỉ giảm 0.15%.Còn nhóm 349 (áo mặc trong bằng cotton) nhập vào Mỹ giảm 12.7% vào tháng 1 trong khi váy bằng chất liệu bông cũng giảm 16% sau khi đã giảm 22.9% vào năm ngoái.
 
Hàng sơ mi dệt thoi, áo lên hay quần cotton nhập khẩu đang nỗ lực cầm cự ở thị trường Mỹ mặc cho tất cả nhóm hàng khác đang giảm. 
 
Hàng nhập khẩu từ Trung Quốc vẫn giảm dù được xoá bỏ hạn ngạch
 
Hàng nhập khẩu từ Trung Quốc cũng giảm xuống đáng kể cho dù họ đang có những nhóm hàng tăng mạnh trong diện bị giới hạn trước kia. Những nhóm hàng mà Trung Quốc từng đạt đến 50% thị phần nhập khẩu của thị trường Mỹ đều giảm. Đó là kết quả của việc đồng nội tệ quá mạnh và cũng vì giá hàng hoá tăng cao trong nước.
 
Váy chât liệu cotton sản xuất tại Trung Quốc vào thị trường Mỹ giảm 10.5% vào tháng 1 năm nay sau khi đã tăng 10.3% vào năm 2008.
 
Lượng nhập khẩu hàng áo khoác ngoài chất liệu cotton dành cho phụ nữ cũng giảm 28% vào tháng đầu năm nay.
 
Tuy nhiên hàng áo len cotton của nhóm 345 lại có dấu hiệu bất lên. Quan trọng hơn, mặt hàng quần bông và áo sơ mi dệt kim nhập khẩu đã tăng.
 
Hàng nhập khẩu từ Việt Nam được lợi thế
 
Vietnam và Bangladesh không phải chịu ảnh hưởng từ việc hàng Trung Quốc “làm mưa làm gió” ở các nhóm hàng họ từng bị giới hạn, đó là nhờ giá sản phẩm ở hai quốc gia này rẻ.
 
Hàng nhập khẩu từ Việt Nam của Mỹ tăng 42% trong nhóm 336 ( váy liền chất liệu bông) trong khi các chuyến hàng nhập khẩu từ Bangladesh tăng lên 176% ở nhóm 345 (áo len  bông).
 
Ấn Độ đang e sợ trước sự tấn công mạnh mẽ của hàng Trung Quốc, đặc biệt ở mặt hàng quần cotton trong khi họ còn phải đối mặt với những khó khăn của mặt hàng áo sơ mi dệt thoi.
 
Indonesia đang xuất khẩu rất tốt với một số nhóm hàng, điều này cho thấy sự ảnh hưởng lớn của việc đồng tiền mất giá và giá nguyên liệu thô giảm.
 
Đối lập với đó là tình thế của Pakistan khi hàng dệt may của họ đang dần vắng bóng trên thị trường Mỹ ở hầu hết các nhóm.
 
Thảm hoạ sắp ập đến với Trung Mỹ khi hàng xuất khẩu của họ sang Mỹ giảm tớ 50% số lượng vào tháng 1 năm nay đặc biệt là các nhóm hàng từ lâu đã là sự cạnh tranh của các nước cùng khu vực như áo sơ mi dệt bông hay đồ mặc trong…
 Vinatex

Nguồn: Internet