Ngành công nghiệp này đang chịu tác động mạnh bởi sự thiếu hụt lao động và sự lệ thuộc quá nhiều vào lao động nhập khẩu từ Trung Quốc, hiện lên tới 11.000 người. Ngành công nghiệp với 25.000 nhân công này đang chịu sức ép ngày càng tăng do chi phí lao động gia tăng, lạm phát và cạnh tranh từ Trung Quốc Đại lục. Nhiều nhà máy của Macao đã phải đóng cửa do thua lỗ nghiêm trọng. Hiện tại Macao chỉ còn dưới 400 nhà máy dệt và may mặc đang hoạt động.

Các nhà máy dệt may tại Macao đang mất dần lợi thế cạnh tranh trong 20 năm qua và rất nhiều quyết định đóng cửa nhà máy do không chịu nổi sự cạnh tranh từ Trung Quốc, nơi có những nhà máy quy mô lớn và hiệu quả hơn. Lợi thế duy nhất của các nhà máy đang hoạt động tại Macao hiện nay là thương hiệu quốc tế của hàng hoá sản xuất tại Macao.

Trong năm 2007, ngành công nghiệp này mang lại doanh thu 2,5 tỷ USD. Trong năm 2008, dự báo ngành công nghiệp dệt may của Macao sẽ còn tiếp tục sụt giảm mạnh do giá hàng dệt may giảm. Khoảng 70% hàng dệt may sản xuất tại Macao là hàng dệt kim và 80% hàng hoá sản xuất tại Macao xuất khẩu đi Mỹ, EU và Đông Nam Á.

Ông Tang Kuan Meng mô tả ngành dệt như là một ngành kinh doanh đang chết dần tại Macao do rất nhiều chủ nhà máy ở độ tuổi sắp nghỉ hưu và không ai muốn tiếp tục công việc kinh doanh do có quá nhiều cơ hội việc làm tốt hơn tại thành phố này. Hầu hết những người chủ khuyến khích con em mình lựa chọn một nghề nghiệp dễ dàng hơn trong những ngành công nghiệp khác.

Theo ông Tang Kuan Meng, nhiều người chấp nhận khái niệm hàng hoá sản xuất tại Trung Quốc khi họ nói đến hàng hoá giá từ trung bình đến thấp và người tiêu dùng bình dân. Tuy nhiên khi nói đến các nhãn nhiệu cao cấp, người ta thường thích chúng được sản xuất tại nơi khác hơn, trong đó có Macao. Cách đây 10 năm, Macao thường được nói tới như là nơi sản xuất hàng giá trị thấp, nhưng hiện nay đã thay đổi và các doanh nghiệp Macao đã nâng cấp để tồn tại.


Ông Tang kêu gọi chính quyền Macao và ngành công nghiệp giải trí từng bước hỗ trợ các nhà máy đang gặp khó khăn của Macao. Ông này nói rằng nếu các sòng bạc sử dụng đồng phục sản xuất tại Macao thay vì hàng sản xuất tại Philippines hay Malaysia, tương lai của ngành công nghiệp dệt may của Macao sẽ được đảm bảo hơn. Tuy nhiên, thay vào đó, ngành công nghiệp giải trí lại lấy mất nhân công của ngành dệt may và tạo nên sức ép lạm phát.

Thương vụ Việt nam tại Hồng Kông

 

Nguồn: Internet