Trong báo cáo hợp tác mới nhất có tên “Tiêu thụ đồ điện tử gia dụng toàn cầu và Dự báo – CEA/GfK”, Hiệp hội Điện tử Gia dụng (CAE) và tập đoàn GfK Group dự kiến người tiêu dùng trên toàn thế giới sẽ tiếp tục mua sắm các thiết bị điện tử để cải thiện đời sống của mình. Doanh thu của ngành kinh doanh hàng ĐTGD toàn cầu sẽ tăng gần 10% mỗi năm trong năm nay và năm tới để đạt khoảng 700 tỷ USD vào năm 2009.
Năm 2009, chi tiêu của người tiêu dùng toàn cầu dành cho các sản phẩm ĐTGD sẽ tăng 42 tỷ USD so với năm 2008. Những nước có nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh và có số lượng người thuộc tầng lớp trung lưu tăng nhanh, như khối các nước BRIC (Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc) sẽ dẫn đầu về mức tăng doanh số hàng ĐTGD. Tuy niên, doanh thu của ngành điện tử gia dụng tại Mỹ sẽ giảm 10-12% trong năm nay do người tiêu dùng đang có xu hướng giảm mua sắm trong khi thị trường nhà đất sụt giảm mạnh. Dự báo đến 2009, Trung Quốc sẽ chiếm gần 15% tổng doanh thu hàng ĐTGD toàn cầu, chỉ sau Bắc Mỹ (22%) và Tây Âu (16%).
Sự ưa chuộng các sản phẩm ĐTGD di động đã đưa nhóm hàng này lên vị trí cao nhất trên thị trường hàng ĐTGD vả về số lượng và trị giá bán ra. Dự báo tiêu thụ các sản phẩm di động sẽ đạt 1,5 tỷ chiếc trong năm 2008. Đứng đầu trong danh mục các sản phẩm di dộng là Thiết bị định vị vệ tinh (GPS), với mức tăng doanh thu năm 2008 dự kiến tăng gần 20%. Tiêu thụ máy tính xách tay cũng sẽ tăng mạnh, thêm khoảng 15%, trong khi tiêu thụ điện thoại di động/điện thoại thông minh sẽ tăng 14%.
Trong thời đại của tốc độ cao hiện nay, nhu cầu một khoảng khắc thư giãn là cần thiết hơn bao giờ hết. Và người tiêu dùng giải quyết nhu cầu này bằng cách nâng cấp những chiếc tivi, các phương tiện nghe nhìn và giải trí khác trong ngôi nhà của mình. Người tiêu dùng ở khắp mọi nơi, từ bờ biển của Thổ Nhĩ Kỳ tới vùng núi caocủa Peru, tất cả đều khát khao được truy cập thông tin, giải trí và thông tin hai chiều. Nhiều khu vực trên thế giới đang trong tình trạng mật độ dân số cao hoặc hạ tần cơ sở chưa phát triển. Các sản phẩm di động giúp người tiêu dùng vượt qua được những trở ngại này.
Doanh thu từ lĩnh vực ti vi màn hình tinh thể lỏng (TV LCD) toàn cầu sẽ tăng gần 28% trong năm nay, từ hơn 100 triệu chiếc bán ra trên toàn thế gới. Tiêu thụ ti vi màn hình phẳng (LCD và Plasma) sẽ chiếm gần 20% tiêu thụ hàng ĐTGD trên toàn cầu trong năm 2008, còn tiêu thụ thiết bị điều khiển game hình ảnh sẽ đạt 89 triệu chiếc trong năm nay. Đồ điện tử gia dụng đang trở thành phổ biến, là người bạn của mỗi gia đình.
Dự báo đến năm 2011, Trung Quốc sẽ vượt Mỹ Mỹ để trở thành nước tiêu thụ màn hình phẳng lớn nhất thế giới. Trung Quốc đại lục sẽ chiếm 22% trong tổng số màn hình phẳng tiêu thụ trên toàn cầu, thị trường Mỹ chỉ chiếm 18%. Tiếp theo là thị trường châu Á-Thái Bình Dương (không kể Trung Quốc) 15,6%, và châu Mỹ Latinh 12,2%. Năm 2011, thị trường châu Âu, Trung Đông và châu Phi (EMEA) là mảnh đất màu mỡ nhất của các nhà sản xuất màn hình phẳng LCD, với hơn 30% sản lượng sẽ được tiêu thụ tại đó.
Năm ngoái, lợi nhuận thị trường màn hình máy tính xách tay, màn hình cho máy tính cá nhân (PC) và TV LCD trên toàn thế giới đạt 107 tỷ USD. Mặc dù màn hình dành cho PC chỉ mang lại lợi nhuận lớn thứ hai cho ngành công nghiệp LCD nhưng thực tế thì loại màn hình này đã được tiêu thụ lớn nhất trên khắp thế giới. Màn hình dành cho PC chủ yếu phục vụ cho các doanh nghiệp, người tiêu dùng cá nhân không mấy mặn mà. Với thị trường màn hình cho máy tính, dù Mỹ là thị trường phát triển từ lâu nhưng tốc độ nâng cấp màn hình LCD mới diễn ra chậm hơn so với Trung Quốc. Trong vài năm tới, rất nhiều doanh nghiệp Trung Quốc sẽ đầu tư mua màn hình phẳng cho máy tính để phục vụ cho công việc của họ.

Nguồn: Vinanet