1_blank.JPGThương mại dệt may: bối cảnh hiện tại
Suy thoái bắt đầu trong nửa cuối năm 2008 và tiếp tục trong năm 2009. Mặc dù khi khủng hoảng tài chính đang ở gốc của suy thoái và có thể hồi phục phần nào, hệ luỵ từ việc nhu cầu sụp đổ do cuộc khủng hoảng mang lại vẫn tiếp tục ảnh hưởng lên nền kinh tế nhiều quốc gia.
 Đối với thị trường hàng dệt may, bức tranh trở nên rõ ràng hơn. Mặc dù phải chờ một thời gian nữa các số liệu tổng kết cuối năm mới được đưa ra, có thể thấy rõ ảnh hưởng của khủng hoảng lên các nước đang đang phát triển khi quan sát các số liệu nhập khẩu trong ngành từ các nước đã phát triển. Đối với Mỹ, đã có các số liệu nhập khẩu 5 tháng đầu năm, còn với EU là 3 tháng đầu năm. Vì sự giới hạn độ dài, bài viết này chỉ nêu ra những xu hướng chung.
 
Điểm nổi bật trong nhập khẩu của Hoa Kỳ và EU
 
Hoa Kỳ: Năm 2008, nhu cầu nhập khẩu dệt may của Hoa Kỳ bắt đầu tăng trong 6 tháng đầu năm, sau đó giảm dần và kết thúc năm với khối lượng nhập khẩu giảm 5,2%. Khởi đầu năm 2009, tốc độ nhập khẩu giảm nhanh hơn. Do đó, khối lượng nhập khẩu của ngành tại Mỹ trong 5 tháng đầu năm 2009 giảm 11,1% so với cùng kỳ năm 2008. Kim ngạcg nhập khẩu giảm thậm chí nhiều hơn, 14,1%.
 Tính riêng nhập khẩu quần áo, khối lượng giảm 9% và kim ngạch giảm 12% trong 5 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này cũng phản ánh đơn giá nhập khẩu suy giảm.
 
  Thay đổi nhập khẩu dệt may Mỹ so với cùng kỳ năm/thời kỳ
2007
2008
5 tháng đầu năm 2009
Theo khối lượng
 
 
 
Tổng dệt may
1,9%
-5,2%
-11,1%
Quần áo
3,5%
-2,7%
-9%
May mặc
0,6%
-7,1%
-12,6%
Theo kim ngạch
 
 
 
Tổng dệt may
3,4%
-3,3%
-14,1%
Quần áo
3,2%
-3,2%
-12%
May mặc
3,9%
-3,9%
-20,4%
  
Châu Âu: Xu hướng nhập khẩu giảm ở Hoa Kỳ cũng tương tự như ở EU. Tổng khối lượng nhập khẩu dệt may tại 27 quốc gia trong Liên minh Châu Âu chứng kiến mức giảm 13% trong 5 tháng đầu năm 2009. Trong đó nhập khẩu hàng dệt giảm 17,7%, và nhập khẩu quần áo giảm 6,8%.
 Sở dĩ nhập khẩu giảm nhiều hơn tại thị trường EU là do tính kim ngạch nhập khẩu theo đồng USD, trong khi giá trị đồng USD giảm giá so với đồng Euro.
 
 Thay đổi nhập khẩu dệt may EU so với cùng kỳ năm/thời kỳ
2007
2008
Quý I 2009
Theo khối lượng
 
 
 
Tổng dệt may
7,2%
-1,3%
-13%
Quần áo
4,9%
2,8%
-6,8%
May mặc
8,9%
-4,5%
-17,7%
Theo kim ngạch (tính theo USD)
 
 
 
Tổng dệt may
14,3%
7,7%
-13,9%
Quần áo
14,2%
9,7%
-9,9%
May mặc
14,7%
2,0%
-25,4%
 
Nguyên nhân đằng sau kim ngạch nhập khẩu suy giảm: doanh số bán lẻ giảm
 Khủng hoảng tài chính bắt đầu từ Mỹ làm sụp đổ nhu cầu người tiêu dùng, phản ánh qua doanh số bán lẻ giảm (bao gồm cả quần áo). Những số liệu bán lẻ trong bảng sau giải thích điều đó.
 Doanh số bán lẻ Mỹ, Quần áo và phụ kiện ( triệu USD)
Tháng
Doanh số
Tháng
Doanh số
Thay đổi
T7-07
18,43
T7-08
18,51
0,40%
T8-07
18
T8-08
18,51
1%
T9-07
18,52
T9-08
17,77
-4%
T10-07
18,54
T10-08
17,44
-5,90%
T11-07
18,73
T11-08
17,43
-6,90%
T12-07
18,44
T12-08
16,65
-9,70%
T7-T12-07
111,01
T7-T12-08
106,33
-4,20%
T1-08
18,65
T1-09
17,42
-6,60%
T2-08
18,34
T2-09
17,94
-2,20%
T3-08
18,66
T3-09
17,35
-7%
T4-08
18,63
T4-09
17,23
-7,50%
T5-08
18,6
T5-09
17,36
-6,70%
T6-08
18,5
T6-09
17,36
-6,20%
T1-T6-08
111,4
T1-T6-09
104,68
-6%
 
Theo như biểu đồ dưới đây cứ sau khi doanh số bán lẻ giảm xuống thì nhập khẩu quần áo cũng giảm theo. Chưa có những số liệu về doanh số bán lẻ tại Châu Âu, do đó có lí do tin rằng xu hướng này chỉ áp dụng đối với Mỹ.
 
Vinatex

Nguồn: Internet