Trung Quốc tiếp tục tăng thị phần ở một số Cat hàng chính trên thị trường hàng may mặc nhập khẩu của Mỹ trong năm qua.
Tuy nhiên, các nhà xuất khẩu cạnh tranh khác vẫn được bảo vệ bởi các hạn ngạch của Mỹ. Các đơn hàng xuất khẩu sang thị trường này của Việt Nam cũng tăng mạnh, sau Trung Quốc.
Tuy nhiên, hàng may mặc xuất khẩu của Ấn Độ và Bangladesh lại tương đối giảm, kể cả hàng sơ mi dệt thoi, như phản ánh ở các bảng thống kê hàng may mặc nhập khẩu vào Mỹ ở 7 Cat hàng quan trọng.
Trung Quốc đã tăng đáng kể thị phần của mình ở những Cat hàng may mặc quan trọng nhất trên thị trường hàng may mặc nhập khẩu của Mỹ trong năm qua, theo số liệu sơ bộ vừa được công bố của Bộ Thương mại Hoa Kỳ.
 
Trung Quốc vẫn tăng dù bị áp đặt hạn ngạch
Việc tăng mức hạn ngạch hàng năm của Mỹ và việc Mỹ cải thiện hệ thống áp đặt hạn ngạch đối với các nhà xuất khẩu Trung Quốc đã giúp Trung Quốc tăng đáng kể lượng hàng xuất khẩu của mình sang Mỹ trong năm 2007.
Ví dụ, hàng may mặc Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ đã tăng 41%, xét về mặt số lượng (chưa thống kê về giá trị) ở các Cat. 338/339 (sơ mi dệt kim bông).
Thị phần hàng Trung Quốc vẫn bị áp hạn ngạch, nên chỉ chiếm 7.16% ở các Cat hàng này. Tuy nhiên, các đối thủ chính trên thị trường này đã bị hàng Trung Quốc cạnh tranh trong hai năm qua, với thị phần của Honduras giảm từ 15% năm 2005 xuống còn 12.74% năm 2007 và thị phần của Salvador giảm từ 8.2% xuống còn 6.2%.
Trong năm 2007, thị phần Trung Quốc còn tăng ở một số Cat chính khác, ví dụ, tăng 69% ở Cat 340/640 (sơ mi đàn ông và nam thanh niên), mặc dù Trung Quốc vẫn bị áp hạn ngạch.
Lượng xuất khẩu của Mỹ ở Cat 347/348 (quần vải bông) tăng hơn 30%.
 
Việt Nam cũng tăng mạnh.
Sau Trung Quốc, hàng may mặc Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ tăng rất mạnh trong hai năm qua, bất chấp những khả năng bị Mỹ đánh thuế chống bán phá giá (tuy nhiên, điều này cuối cùng đã không xảy ra).
Lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam ở Cat 338/339 (sơ mi dệt kim bông) tăng 54% và tăng 32% ở Cat. 347/348 (quần vải bông).
Thêm vào đó, Việt Nam không bị sức ép cạnh tranh của Trung Quốc vì Mỹ đã xóa bỏ các hạn ngạch đối với hàng dệt may Việt Nam, như ở Cat 341/641 (sơ mi dệt thoi dành cho phụ nữ và thiếu nữ), lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam tăng 57%.
Nhưng ở hai Cat hàng này, thị phần hàng Việt Nam vẫn ở mức khiêm tốn 3.45% so với mức vượt trội 46% của Trung Quốc.
Tuy nhiên, so với các đối thủ cạnh tranh Nam Á, thị phần của các nhà xuất khẩu Việt Nam vẫn tăng cao ở các mặt hàng xơ nhân tạo.
 
Bangladesh và Ấn Độ tăng thấp.
Nhìn chung, lượng hàng xuất khẩu của Bangladesh và Ấn Độ giảm do một số nguyên nhân sau: Thứ nhất là sự bất ổn định chính trị và các cuộc bãi công liên tiếp làm ảnh hưởng đến sản xuất. Thứ hai là đồng tiền của hai nước này bị mất giá.
Thậm chí Ấn Độ và Bangladesh còn mất thị phần của mình ở mặt hàng sơ mi dệt thoi, tuy nhiên, hai nước này vẫn đang cầm cự ở một số Cat khác.
Ở mặt hàng quần dài xuất khẩu sang Mỹ, Bangladesh và Ấn Độ vẫn tăng 23% (Bangladesh) và 39% (Ấn Độ) trong năm qua.
Trung Mỹ cũng cầm cự được ở hầu hết các Cat hàng trong năm qua, nhờ ký kết hiệp định miễn thuế với Mỹ.
Tuy nhiên, số lượng hàng Cat 347/348 của các nước trong khu vực CAFTA này lại giảm.
 
 
 

Nguồn: Internet