Để đảm bảo tốc độ tăng trưởng bình quân trên 20% nhằm đạt 12 tỷ USD xuất khẩu dệt may vào năm 2010, hàng năm ngành dệt may cần một lượng vốn đầu tư phát triển trên 10.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, do lãi suất cho vay tăng cao làm cho hầu hết các dự án đều không thể triển khai được. Mặt khác, giá vật tư cho xây dựng cơ bản bất hợp lý nên nhiều dự án đang triển khai bị ngưng trệ. Hơn nữa, nhiều địa phương không nhiệt tình với các dự án đầu tư vào dệt, nhuộm và may, nhất là nhuộm vì thế chưa thực hiện được việc quy hoạch các khu công nghiệp dệt nhuộm.
 
Chính vì thế, nhiều giải pháp đã được Tập đoàn nhằm tiết kiệm về năng lượng vật tư và các chi phí quản lý hành chính trong sản xuất, kinh doanh giúp giảm thiểu khó khăn trong đầu tư phát triển. Ngoài ra, Tập đoàn còn cho phép doanh nghiệp được sử dụng lại tiền chuyển quyền sử dụng đất khi di dời các cơ sở sản xuất ra khỏi thành phố để tái tạo đầu tư hoặc phát triển nguồn vốn kinh doanh hỗ trợ các doanh nghiệp. Đáng chú ý, nhiều cam kết đã được thực hiện nghiêm túc tại các tỉnh trong việc giành quỹ xây dựng các khu công nghiệp dệt may, khu vực trông bông theo qui hoạch; đồng thời đảm bảo không sử dụng hàng rào kỹ thuật không hợp lý với công nghiệp dệt may, nhất là tiêu chuẩn nước thải. Đặc biệt, Tập đoàn đang nghiên cứu và đề xuất giảm một số sắc thuế về thuế nhập khẩu xơ, sợi tổng hợp và không truy thu thuế vải tiết kiệm tại doanh nghiệp may như hiện nay nhằm giúp doanh nghiệp giảm bớt khó khăn.

Nguồn: Vinanet