Đa dạng hoá sở hữu, đa dạng hoá quy mô và loại hình doanh nghiệp; huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước để phát triển ngành dệt may Việt Nam. Phát triển dệt may theo hướng đầu tư chuyên môn hoá, hiện đại hoá nhằm tạo ra bước nhảy vọt về chất và lượng của sản phẩm. Phát triển mạnh các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, sản xuất nguyên phụ liệu, giảm nhập siêu, nâng cao giá trị gia tăng của ngành.
Phát triển ngành dệt may gắn với bảo vệ môi trường và xu thế chuyển dịch lao động nông nghiệp nông thôn; phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng cho sự phát triển bền vững của ngành dệt may.
Mục tiêu phát triển: phát triển ngành dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu; thoả mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước, tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh. Đảm bảo cho các doanh nghiệp dệt may phát triển bền vững, hiệu quả trên cơ sở công nghệ hiện đại, quản lý hệ thống chất lượng, quản lý lao động và môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế.
+ Giai đoạn 2008- 2010, tăng trưởng sản xuất bình quân đạt 16- 18%, tăng trường xuất khẩu bình quân đạt 20% và kim ngạch xuất khẩu đạt 12,0 tỷ USD vào năm 2010;
+ Giai đoạn 2011- 2015, tăng trưởng sản xuất bình quân đạt 12- 14%, tăng trưởng xuất khẩu đạt 15% và kim ngạch xuất khẩu đạt 18 tỷ USD vào năm 2015;
+ Giai đoạn 2016- 2020, tăng trưởng sản xuất bình quân đạt 12- 14%, tăng trưởng xuất khẩu đạt 15% và kim ngạch xuất khẩu đạt 25 tỷ USD vào năm 2020.
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2010
Năm 2015
Năm 2020
1. Kim ngạch xuất khẩu
Triệu USD
12.000
18.000
25.000
2. Sử dụng lao động
1.000 người
2.500
2.750
3.000
3. SP chủ yếu:
 
 
 
 
- Bông xơ
1.000 tấn
20
40
60
- Xơ, sợi tổng hợp
1.000 tấn
120
210
300
- Sợi các loại
1.000 tấn
350
500
650
- Vải các loại
Triệu m2
1.000
1.500
2.000
- SP May
Triệu SP
1.800
2.850
4.000
4. Tỷ lệ nội địa hoá
%
50
60
70

Nguồn: Vinanet