Số liệu thống kê cho thấy, năm 2009, ngành da giày Việt Nam đã sản xuất và kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 4 tỉ USD, giảm khoảng 15,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Sự sụt giảm này chủ yếu do xuất khẩu vào thị trường Mỹ giảm, năm 2009 chỉ đạt khoảng 1,1 tỉ USD, năm 2008 đạt 1,5 tỉ USD. Với thị trường EU, năm 2008, xuất khẩu da giày của Việt Nam đã đạt 2,2 tỉ USD và năm 2009 vẫn đạt xấp xỉ 2,1 tỉ USD.
Nếu như năm 2010, tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước là 6,5%, GDP bình quân đầu người khoảng 1.237 USD thì tổng sản phẩm giày dép các loại sẽ là 761 triệu đôi, 107 triệu sản phẩm cặp túi ví; kim ngạch xuất khẩu da giày đạt khoảng 6,2 tỉ USD (giày dép 5,3 tỉ USD và cặp túi ví 0,89 tỉ USD), chiếm 10,29% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Với giai đoạn từ 2011-2020, nếu tăng trưởng GDP ổn định ở mức 7,5% thì tổng sản phẩm giày dép sẽ đạt 1.698 triệu đôi vào năm 2020, cặp túi ví các loại đạt 311 triệu cái, mang lại kim ngạch xuất khẩu da giày là 16,5 tỉ USD (giày dép 13,3 tỉ USD, cặp túi ví 3,2 tỉ USD), chiếm 9,68% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Xuất khẩu da giày Việt Nam đang đứng thứ hai thế giới, sau Trung Quốc, nhưng với thực trạng sản xuất hiện nay, tỉ lệ giày thể thao đứng đầu, vậy mục tiêu đưa ra trong 10 năm tới ngành da giày sẽ đứng đầu thì có làm được không? Về tỉ lệ sản xuất giày vải da,t úi xách hiện các doanh nghiệp FDI đang chiếm tỉ trọng lớn mặc dù số lượng doanh nghiệp ít, vậy trong 10 năm tới liệu các doanh nghiệp FDI có tiếp tục đầu tư duy trí sản xuất tại Việt Nam? Một vấn đề nữa là nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất vẫn chủ yếu là nhập khẩu, vậy tới đây sẽ khuyến khích doanh nghiệp nào đầu tư, đầu tư bao nhiêu? Và tỉ lệ gia công hiện vẫn là chính do thiếu thương hiệu, thiết kế yếu, chuyển đổi xuất khẩu theo phương thức mua đứt bán đoạn FOB đến năm 2020 sẽ đạt bao nhiêu phần trăm?...
Chủ tịch Hiệp hội Da giày Việt Nam nhấn mạnh, ngành da giày Việt Nam cần định hướng phát triển theo cả 2 hướng là làm hàng xuất khẩu và làm hàng nội địa thông qua làm chủ công nghệ và thiết kế để phát triển đủ chuỗi giá trị gia tăng. Từ thực tế sản xuất, ước tính với chi phí vật tư chiếm khoảng 50%, chi trả lương chiếm khoảng 23%, chi phí quản lý từ 8-10% thì lợi nhuận của các doanh nghiệp da giày là khá cao… Cho nên, kịch bản phát triển của ngành da giày Việt Nam vẫn có thể giữ nguyên được 14% thị phần của thế giới, vị thế xuất khẩu lớn thứ 2 của châu Á. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong nước sẽ dần chiếm lĩnh 50-70% thị trường nội địa thông qua việc phát triển kênh phân phối và thương hiệu.
Dự kiến kim ngạch xuất khẩu da giày Việt Nam qua các giai đoạn
Năm
2015
2020
2025
Kim ngạch XK da giày
10,4 tỉ USD
16,5 tỉ USD
24 tỉ USD
Tỉ lệ nội địa hoá
60-65%
75-80%
80-85%
Tốc độ tăng trưởng
11,17%/năm
9,84%/năm
7,2%/năm
Lao động trực tiếp (người)
838.000
Trên 1 triệu
1,16 triệu

Nguồn: Vinanet