(VINANET) - Sản lượng cam toàn cầu năm 2012/13 dự báo giảm trên 4% so với năm trước xuống 51,3 triệu tấn, do sản lượng giảm ở Brazil và EU trong bối cảnh tiêu thụ trái cây tươi toàn cầu giảm, nguồn cung quả tươi để chế biến vẫn ổn định và thương mại hầu như không thay đổi.

Sản lượng của Mỹdự báo giảm nhẹ xuống 8 triệu tấn do sản lượng giảm ở Florida. Xuất khẩu của Mỹ dự báo vẫn ổn định.

Sản lượng của Brazildự báo giảm gần 10% xuống 18,6 triệu tấn, sau vụ mùa trước bội thu.

Sản lượng của Trung Quốc dự báo tăng nhẹ lên 7 triệu tấn, với tiêu thụ cả cam tươi và cam chế biến đều tăng làm hạn chế lượng cung dành cho xuấ khẩu.

Dự báo Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ cam tươi lớn nhất thế giới với trên 20% mức tiêu thụ toàn cầu. Tháng 6/2012 Ủy ban Quốc gia Trung Quốc đã công bố các ưu đãi dành cho ngành sản xuất cam, bao gồm giống và các chi phí đầu vào, boiwr cam nằm trong danh sách những lĩnh vực chính trong phát triển nông nghiệp.

Nhằm tăng cung, nhiều giống cam mới đã được đưa ra trồng.

Sản lượng và tiêu thụ cam tươi EU dự báo đều giảm khoảng 5% xuống lần lượt 5,6 triệu tấn và 5 triệu tấn, do điều kiện thời tiết ở Italia khkoong thuận lợi. Nhập khẩu cam dự báo sẽ tăng, với các nước cung cấp chính là Nam Phi, Ai Cập và Maroc.

Sản lượng của Mexico dự báo đạt 3,9 triệu tấn, tăng trên 500.000 tấn sau khi thời tiết hạn hán hồi năm ngoái. Sản lượng tăng cũng góp phần làm tăng tiêu thụ và chế biến, trở lại mức trước khi hạn hán.

Sản lượng của Ai Cập dự báo đạt kỷ lục 2,5 triệu tấn, tăng 4% nhờ thời tiết thuận lợi và diện tích thu hoạch tăng. Xuất khẩu dự báo tăng 11% lên 1 triệu tấn nhờ nguồn cung tăng, đáp ứng nhu cầu gia tăng từ EU, Arap Xêút và Ucraina.

Sản lượng của Nam Phi dự báo tăng nhẹ lên 1,5 triệu tấn. Là nước xuất khẩu lớn nhất, Nam Phi chiếm trên 25% tổng mậu dịch cam toàn cầu và dự kiến đạt kỷ lục 1,1 triệu tấn. EU và Nga chiếm một nửa tổng lượng xuất khẩu của nước này.

Nhập khẩu cam vào Hàn Quốc dự báo đạt kỷ lục 180.000 tấn do nhu cầu tăng.
(T.H – USDA)