Trật tự thế giới mới đang hình thành

Chính sách phát huy tốt hiệu quả. Kinh tế thế giới đã phục hồi. Thế nhưng còn một cái giá phải trả. Đó sẽ là thông điệp của năm 2010. Kinh tế thế giới năm 2010 dự kiến sẽ được định hình bởi một số yếu tố lớn. Những yếu tố này đang biến động trái chiều, bất ổn không thể tránh khỏi.

Standard Chartered dự báo kinh tế thế giới năm 2010 có thể tăng trưởng 2,7% so với mức -1,9% của năm 2009. Tăng trưởng kinh tế châu Á năm 2010 có thể lên mức 7% từ mức 4,5% trong năm 2009. Lạm phát sẽ không phải là vấn đề lớn, tỷ lệ lạm phát tại các nền kinh tế phương Tây vẫn ở mức thấp. Thế nhưng tại một số nền kinh tế mới nổi, nhu cầu nội địa tăng cao, giá tài sản lên mạnh, Ngân hàng Trung ương nhóm nước này sẽ thắt chặt chính sách để kiềm chế lạm phát.

Một yếu tố mang tính dài hạn nếu xét về bản chất nhưng lại đang điều khiến nhiều yếu tố ngắn hạn chính là sự chuyển dời về sức mạnh kinh tế và tài chính. “Kẻ thắng” trong sự chuyển dời này sẽ là những nền kinh tế thuộc 1 trong 3 nhóm sau:

Những nước có tiềm lực tài chính mạnh như Trung Quốc hay Qatar, khả năng tài chính giúp nước đó có được vị thế tốt.

Những nước nào có nhiều tài nguyên thiên nhiên. Ảnh hưởng từ sự thay đổi khí hậu đang củng cổ cho lợi thế này. “Kẻ thắng” là nhóm nước có tài nguyên nước, năng lượng, hàng hóa dù những nước đó cũng cần thu hút rất nhiều đầu tư từ bên ngoài, trên diện rộng để phát triển cơ sở hạ tầng nhằm hưởng lợi từ tài nguyên. Braxin, Canada, và nhiều nước khác ở châu Phi nằm trong nhóm này.

Những nước có thể thay đổi và thích nghi tốt với những biến đổi trong dài hạn như trên. Mỹ sẽ thuộc nhóm này, tuy nhiên sẽ còn nhiều nước khác. Chính phủ, công ty nào có tầm nhìn phát triển dài hạn đã sẵn sàng cho thay đổi mới. Chính sách của Hàn Quốc trong năm 2009 tập trung vào việc phát triển nước này trong vai trò tiên phong của lĩnh vực “năng lượng xanh.” Trung Quốc hiện đang tiếp tục đầu tư vào châu Phi. Ảnh hưởng tích cực sẽ đến trong dài hạn, tác động lên mỗi nước là khác nhau.

Năm 2010, Standard Chartered cho rằng sẽ có hai ảnh hưởng lớn từ nợ và hạn chế tài chính, đặc biệt tại Mỹ. Người Mỹ đã tăng mạnh chi tiêu những năm trước, đi cùng với nó là sự đi lên của Trung Quốc, hai yếu tố này làm nên tăng trưởng toàn cầu những năm gần đây.

Thế nhưng ảnh hưởng từ phía Mỹ ngày một yếu đi. Ảnh hưởng của tiêu dùng Mỹ đi xuống trong năm 2010 sẽ là tỷ lệ thất nghiệp cao, tăng trưởng lương đi xuống, tỷ lệ thất nghiệp cao, giá nhà đất ổn định ở mức thấp hơn rất nhiều so với mức đỉnh cao, lo ngại về tiền lương hưu rất lớn.

Tất cả những yếu tố này sẽ dẫn đến tăng trưởng tiêu dùng của người Mỹ trong tương lai sẽ rất thấp. Dù những yếu tố này có thể coi là yếu tố cần thiết để cân bằng kinh tế thế giới, đà phục hồi của khủng hoảng chưa buộc những nước này xem xét lại mục tiêu ưu tiên lớn nhất của họ.

Sự cân bằng lại theo các chuyên gia, đó là người phương Tây trở nên nghèo hơn, chi tiêu ít hơn và tăng tiết kiệm. Người Trung Đông và Đông Á chi tiêu nhiều, tiết kiệm ít đi. Vấn đề là ở chỗ: trong nhiều trường hợp, đây không phải là phản ứng tự nhiên đối với 1 cuộc khủng hoảng.

Thực tế tại châu Á cho thấy việc tiết kiệm nhiều hơn là phản ứng thông thường với một cuộc khủng hoảng. Thông điệp từ hội thảo thường niên năm 2009 của Ngân hàng Phát triển châu Á là châu lục này nên nâng cấp hệ thống phúc lợi xã hội, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển thị trường trái phiếu. Các mục tiêu trên là cần thiết thế nhưng việc thực hiện sẽ còn mất nhiều thời gian.

Yêu cầu cuối cùng trong quá trình tái cơ cấu là việc điều chỉnh chính sách tiền tệ. Trong năm 2010, Standard Chartered kỳ vọng nhà lãnh đạo các nền kinh tế sẽ cam kết cân bằng kinh tế tại các buổi họp của tổ chức uy tín như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) và nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới (G20).

Ở giai đoạn nào đó, vấn đề tiền tệ nên được coi là tâm điểm chứ không phải chủ đề bên lề như năm 2009 nữa. Thị trường vẫn lo ngại về đồng USD yếu, tuy nhiên chính đồng nhân dân tệ mới cần phải tăng giá. Trong mục tiêu cân bằng lại nền kinh tế, đồng nhân dân tệ sẽ phục vụ tốt nhất cho quyền lợi và mục tiêu của Trung Quốc.

Standard Chartered dự bá từ mùa hè năm 2010, đồng nhân dân tệ sẽ tăng giá với tốc độ từ từ. Điều này đóng vai trò quan trọng, nhiều nước châu Á và các nước khác hiện đang can thiệp để giúp đồng nội tệ ổn định.

Thách thức về chính sách kinh tế trong năm 2010

Thách thức lớn của năm 2010 chính là: chính sách thời hậu khủng hoảng. Hội nghị thượng đỉnh các nền kinh tế lớn của thế giới tại London tháng 4/2009 đã giúp đưa ra định hướng năm 2010 với trọng tâm ngăn việc thắt chặt chính sách tiền tệ quá sớm.

Chiến lược thoái lui là vấn đề lớn của năm 2010. Vấn đề đáng lo ở đây là nhiều nước không đủ khả năng để thực hiện chính sách này. Chính sách tài khóa của Mỹ và Anh buộc phải có điểm khác biệt: bài học từ khủng hoảng chính là phải duy trì thặng dư ngân sách trong thời kỳ kinh tế phát triển bùng nổ.

Việc kết thúc bơm thanh khoản và kế hoạch kích cầu khác cần phải được xem xét cùng với ảnh hưởng từ phía thay đổi về chính sách điều tiết. Chính sách điều tiết hiệu quả - không quá mạnh mẽ cũng không quá yếu – là trọng tâm của năm 2010 và điều này sẽ có lợi với kinh tế thế giới.

Khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ nhiều yếu tố: không đủ lưu tâm đến những dấu hiệu cảnh báo, kinh tế toàn cầu thiếu cân bằng, sai lầm trên phạm vi hệ thống của ngành tài chính phương Tây. Năm 2010, thế giới cần giải quyết tốt vấn đề “bong bóng tài sản”.s

Triển vọng kinh tế thế giới

Năm 2010 là năm phục hồi của kinh tế thế giới. Nhờ vào chính sách tốt, kinh tế thế giới bước vào năm 2010 trong giai đoạn đầu hồi phục. Niềm tin là vấn đề sống còn và đôi khi có thể khiến người ta ngạc nhiên. Điều này có thể thấy ở nửa sau năm 2009 khi niềm tin vào hệ thống tài chính đột ngột hồi phục nhờ ảnh hưởng từ chính sách.

Từ những đợt phục hồi kinh tế trước đây có thể thấy niềm tin nhiều khi khiến người ta không khỏi ngạc nhiên. Những nền kinh tế với nền căn bản tốt như Trung Quốc và Ấn Độ sẽ lên mạnh trong năm sau.

Mô hình phục hồi của một số nền kinh tế thế giới năm 2010

Kinh tế thế giới sẽ hồi phục theo mô hình nào? Kinh tế thế giới sẽ chỉ có thể suy thoái lần 2 nếu có một cú sốc nào cực lớn như giá dầu tăng quá nhanh, căng thẳng với Iran leo cao, phương Tây đột ngột thắt chặt chính sách quá sớm, quá nhanh.

Standard Chartered không cho rằng kinh tế có thể rơi vào suy thoái lần hai dù vậy cũng không nên ngạc nhiên nếu một số nền kinh tế tăng trưởng âm ở giai đoạn đầu, đây là điều bình thường trong quá trình hồi phục.

Standard Chartered cho rằng kinh tế phương Tây có thể hồi phục theo hình chữ L hoặc chữ U và kinh tế phương Đông sẽ biến chuyển theo hình chữ V.

Tổng quy mô của kinh tế toàn cầu là 61 nghìn tỷ USD, kinh tế nhóm nước phương Tây chiếm 2/3 trong con số trên, quy mô kinh tế Mỹ là 14 nghìn tỷ USD. Vì thế nếu phương Tây không tăng trưởng, thế giới sẽ không tăng trưởng và nhìn chung kinh tế phương Tây nhiều khả năng sẽ không đi lên bùng nổ. Người tiêu dùng Mỹ, yếu tố quan trọng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế toàn cầu, đang gặp khó khăn.

Kinh tế Mỹ sẽ mạnh trong nửa đầu năm 2010 khi chính sách đang phát huy tác dụng, tính cả năm 2010, kinh tế Mỹ sẽ phục hồi nhẹ và đi lên mạnh hơn trong năm 2011.

Khủng hoảng tài chính đã cản dòng vốn đầu tư trong năm 2010, thế nhưng năm 2010, xu thế này nhiều khả năng sẽ trở lại. Như vậy, sự phát triển bùng nổ về cơ sở hạ tầng sẽ diễn ra trong khoảng thời gian từ nay đến cuối năm 2010 tại châu Phi, Ấn Độ và Trung Quốc – nơi cơ sở hạ tầng chưa bao giờ tăng trưởng chậm lại.

Dù chững lại trong thời gian gần đây nhưng 4 nền kinh tế của châu Á vẫn tăng trưởng ổn định trong năm 2009, trong đó bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Indonexia và Việt Nam. Thách thức lớn là chính là thay đổi bản chất động lực tăng trưởng kinh tế dựa vào xuất khẩu của nhiều nước trong đó có Trung Quốc.

CafeF

Nguồn: Internet