Thị trường hàng may mặc bán lẻ đang mở rộng nhanh chóng tại các nước đang nổi lên với nhiều cơ hội lớn cho các dây chuyền sản xuất hàng may mặc toàn cầu. Lần đầu tiên trong năm nay, Công ty tư vấn A.T. Kearney xếp hạng các nước đang nổi lên với tư cách là các thị trường đầy hứa hẹn là Brazil, Trung Quốc và Ấn Độ.
Công ty tư vấn quốc tế A.T. Kearney công bố Danh mục hàng may mặc bán lẻ để xếp hạng các nước mà các nhà bán lẻ hàng may mặc nên ưu tiên đầu tư.
Với việc nền kinh tế Mỹ và châu Âu hiện nay đang bị khủng hoảng và sụt giảm, có lẽ các nhà bán lẻ mong muốn đa dạng hóa khách hàng của mình cũng như các cơ sở hoạt động.
Tại các nước đang nổi lên vẫn tiếp tục cho thấy những cơ hội lớn, như tăng trưởng GDP sẽ vẫn cao hơn các nước phát triển, kể cả nếu tăng trưởng có bị sụt giảm vào năm 2008 và 2009.
Đã nhiều năm nay Công ty A. T. Kearney đã cho tiến hành tạo lập một danh mục xếp hạng các thị trường nơi có nhiều cơ hội để phát triển dây chuyền bán lẻ.
Việc xếp hạng các thị trường đang nổi lên này tùy thuộc vào nhiều tiêu chí, bao gồm quy mô, khả năng tiêu thụ của khách hàng, sự bão hòa thị trường để tạo ra Danh mục phát triển mạng lưới bán lẻ toàn cầu.
Tuy nhiên, danh mục này bao gồm đủ chủng loại sản phẩm, đặc biệt là thực phẩm, tạp phẩm hoặc xa xỉ phẩm.
Brazil
Năm nay công ty tư vấn A. T. Kearney cũng quyết định tập trung đi sâu hơn vào thị trường hàng may mặc.
Hơn 30 thị trường hàng may mặc đã được đem ra đánh giá để xác định top 10 thị trường may mặc đang nổi lên.
Và các thị trường giàu tiềm năng nhất là Brazil, theo sau là Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Chile.
Tại Brazil, sức tiêu thụ của người tiêu dùng trên thị trường hàng may mặc tương đối cao hơn sức tiêu thụ tại các thị trường đang nổi lên khác, lên đến 402 USD/người hoặc cao hơn Trung Quốc gấp sáu lần.
Ngoài ra, thị trường hàng may mặc Brazil đang tăng lên 7%/năm, tăng nhảy vọt 30% trong 5 năm qua.
“Mặc dù có một số rào cản đầu vào, nhưng hiện nay chỉ có một số nhà bán lẻ hàng may mặc toàn cầu đang hoạt động tại Brazil”, công ty A. T. Kearney cho biết.
Trung Quốc
Trung Quốc vẫn là nơi có nhiều cơ hội cho kinh doanh hàng may mặc của thế giới, vẫn là thị trường hàng may mặc lớn thứ ba trên thế giới sau Mỹ và Nhật Bản.
Khu vực kinh doanh có tổ chức chỉ chiếm 17% tổng hàng may mặc bán lẻ, được đặc biệt tập trung quanh các thành phố lớn như Thượng Hải.
Tầng lớp trung lưu đang nổi lên tại nước này ngày càng bị ảnh hưởng bởi các xu hướng thời trang hết sức nhạy cảm về giá.
Chi tiêu cho hàng may mặc chỉ 75 USD/người/năm hay khoảng 25% chi tiêu dành cho mặt hàng này là của khách du lịch nước ngoài khi đến thăm Trung Quốc.
Ấn Độ
Tại Ấn Độ, vẫn còn cơ hội để đầu tư vào hàng may mặc bán lẻ.
Tăng trưởng hàng may mặc hàng năm có thể tăng lên từ 12% đến 18%, lên thành 37 tỉ USD trong năm nay.
Kinh doanh hàng may mặc bán lẻ có tổ chức chỉ chiếm 20% tổng thị trường và theo dự đoán sẽ lên đến 35 – 40% vào năm 2013.
Các tập đoàn nội địa như Reliance hoặc Aditya Birla đã lên các kế hoạch mở rộng đáng kể hoạt động bán lẻ của mình.
Các tập đoàn nước ngoài có thể thấy khó khăn trong việc tuân thủ những quy định của Ấn Độ đưa ra khi bắt họ phải liên doanh với các đối tác Ấn Độ.
Tuy nhiên, theo A.T. Kearney dự đoán, việc sắp tới Ấn Độ sẽ nới lỏng những quy định này sẽ khiến thị trường Ấn Độ mở ra trước các nhà bán lẻ hàng may mặc toàn cầu.
 
(Theo Vinatex)

Nguồn: Internet